IELTS CITY

Các dạng bài IELTS Reading thường gặp và cách làm chi tiết cho từng dạng

Đối với những bạn mới bắt đầu luyện thi IELTS thì IELTS Reading cũng không phải là một kỹ năng dễ dàng. Tuy nhiên nêu các bạn nắm chắc các dạng bài IELTS Reading và cách làm chi tiết cho từng dạng thì việc chinh phục IELTS Reading sẽ trở nên dễ thở hơn rất là nhiều. Các bạn hãy cùng IELTS CITY tìm hiểu chi tiết tại bài viết này nhé!

Các dạng bài IELTS Reading và cách làm chi tiết
Các dạng bài IELTS Reading và cách làm chi tiết cho từng dạng bài

1. Tổng quan về IELTS Reading

ACADEMIC READING

Thời lượng làm bài: 1 tiếng (đã bao gồm thời gian điền vào tờ đáp án)

Bài thi Reading bao gồm 3 bài đọc (3 sections), mỗi bài đọc bao gồm 1 đoạn văn. Tổng số câu hỏi là 40 câu.

Nội dung các bài đọc phần lớn về các chủ đề phổ biến trong xã hội, ví dụ: giáo dục, văn hóa, lịch sử, công nghệ,… và được trình bày dưới dạng ngôn ngữ học thuật. Các bài đọc sẽ có độ khó tương đương so với nội dung các văn bản dành cho sinh viên ở các trường đại học.

Các bài đọc được viết với đa dạng phong cách như miêu tả (descriptive), tranh luận (argumentative) hoặc lập luận chi tiết (detailed logical argument). Ngoài ra còn bao gồm sự miêu tả về các câu chuyện hoặc sự kiện. Đoạn văn có thể bao gồm các từ vựng chuyên ngành trong bối cảnh cụ thể. 3 bài đọc được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. Mỗi bài đọc bao gồm 12-14 câu hỏi.

GENERAL READING

Thời lượng làm bài: 1 tiếng (đã bao gồm thời gian điền vào tờ đáp án)

Bài thi Reading bao gồm 3 Sections với tổng cộng 40 câu hỏi. Các chủ đề phổ biến trong cuộc sống và được lấy đa dạng từ những nguồn chính thống, đáng tin cậy như báo chí, tạp chí, sách, thông báo, quy trình hướng dẫn và quảng cáo. 

Section 1 bao gồm 2 đoạn văn bản ngắn liên quan đến các chủ đề thân thuộc trong cuộc sống, chủ yếu về cung cấp thông tin (ví dụ: công dụng và chức năng của các loại nồi cơm điện, cách tìm người thiết kế phù hợp cho căn nhà). Section 2 tập trung vào bối cảnh công việc, do đó ngôn ngữ cũng phức tạp hơn. Section 3 bao gồm các đoạn văn bản có mức độ ngôn ngữ học thuật và cấu trúc cao hơn, nội dung chủ yếu là mô tả hoặc hướng dẫn quy trình. 

2. Thang điểm IELTS reading

Academic Reading
(Số câu đúng)
General Reading
(Số câu đúng)
Điểm IELTS
39-40409.0
37-38398.5
35-3637-388.0
33-34367.5
30-3234-357.0
27-2932-336.5
23-2630-316.0
19-2227-295.5
15-1823-265.0
13-1419-224.5
10-1215-184.0
8-912-143.5
6-79-113.0
4-56-82.5
Bảng quy đổi số câu đúng sang điểm thi IELTS Reading

3. Các dạng bài trong IELTS Reading

3.1. Dạng bài True/ False/ Not given, Yes/No/ Not Given

Đặc điểm: đề bài sẽ cung cấp các mẫu thông tin khác nhau và yêu cầu thí sinh xác định các thông tin đó là True, False hoặc Not given so với nội dung bài đọc.

  • True/Yes: thông tin trong câu hỏi tương đồng với thông tin trong bài đọc. Thông tin được trình bày lại sử dụng cấu trúc hoặc từ vựng đồng nghĩa sao cho ý nghĩa không đổi.
  • False/No: thông tin trong câu hỏi trái ngược hoàn toàn với thông tin trong bài đọc.
  • Not given: thông tin trong câu hỏi không xuất hiện hoặc không được đề cập đầy đủ so với thông tin trong bài đọc.

Cách làm: 

Bước 1: đọc thật kỹ và đảm bảo bạn hiểu rõ thông tin trong câu hỏi

Bước 2: gạch chân dưới các từ khóa sau:

  • Mang yếu tố so sánh như “the best, the most, the only, higher, more than…”
  • Trạng từ chỉ tần suất như ‘always, sometimes, never …”

-> những từ vựng này có thể làm thay đổi ý nghĩa của cả câu

  • Các từ khóa chỉ tên riêng như tên người, địa điểm và thời gian ->  giúp bạn định vị thông tin trong bài đọc dễ dàng hơn

Bước 3: Xác định thông tin trong bài, đọc hiểu và chọn đáp án 

Thông tin trong câu hỏi sẽ theo thứ tự so với thông tin trong bài đọc. 

  • True/Yes: đáp án sẽ được ‘paraphrase’ bằng cách sử dụng từ vựng hoặc cấu trúc đồng nghĩa. Nếu bạn cảm thấy thông tin trong bài không có nhiều sự liên quan để chọn đáp án, hãy đọc các câu xung quanh trước khi quyết định đáp án cuối cùng.
  • False/No: thông tin trong câu hỏi trái nghĩa với thông tin trong bài đọc. Hay nói cách khác, nếu bạn có thể dùng thông tin mà bài cung cấp sửa lại thông tin trong câu hỏi thì đáp án là False/No.
  • Not given: bạn không thể tìm thấy được thông tin trong bài, hoặc thông tin không đầy đủ.

3.2. Dạng bài Matching Heading Questions

Đặc điểm: đề bài sẽ cung cấp nhiều tiêu đề (headings). Nhiệm vụ của bạn là nối mỗi tiêu đề tương ứng với nội dung chính của mỗi đoạn văn.

Cách làm: 

  • Bước 1: đọc hiểu và xác định sự khác nhau giữa các tiêu đề 
  • Bước 2: đọc thật kỹ từng đoạn văn và nắm nội dung tổng quan của đoạn
    • Mỗi đoạn văn sẽ có một câu chủ đề các ý chi tiết để làm rõ nội dung câu chủ đề đó
    • Mỗi đoạn văn sẽ bao gồm một thông tin cụ thể, ví dụ miêu tả thông tin lịch sử (historical information), miêu tả một quá trình (describe a process), đưa ra lý do (reasons), hệ quả (effects), vấn đề (problems), giải pháp (solutions)
  • Bước 3: đối chiếu nội dung của đoạn với tiêu đề phù hợp

Lưu ý: 

  • Đảm bảo bạn nắm được nội dung chính của đoạn trước khi chọn tiêu đề phù hợp.
  • Loại bỏ các tiêu đề không phù hợp trước sẽ giúp bạn rút ngắn các sự lựa chọn. Từ đó khả năng chọn đáp án đúng sẽ chính xác hơn.

3.3. Dạng bài Matching features – Nối đặc điểm

Đặc điểm: đề bài cung cấp các đặc điểm và các đối tượng được lấy từ nội dung bài đọc. Nhiệm vụ của bạn là nối các đặc điểm tương ứng với đối tượng trong bài.

Cách làm:

  • Bước 1: Đọc hiểu và phân biệt sự khác nhau giữa các đối tượng.
  • Bước 2: Gạch chân các đối tượng được hỏi trong bài.
  • Bước 3: Đọc hiểu kỹ thông tin trong bài. Đọc cả đoạn hoặc các câu xung quanh.
  • Bước 4: Tiến hành so sánh thông tin vừa tìm được trong bài sao cho nội dung trùng khớp.

Lưu ý:

  • Các thông tin sẽ được ‘paraphrase’ bằng cách sử dụng từ vựng hoặc cấu trúc đồng nghĩa.
  • Nếu bạn không chắc chắn về đáp án ban đầu, hãy đọc thật kỹ các câu xung quanh, hoặc cả đoạn để nắm được ý nghĩa tổng quan.

3.4. Dạng bài “Matching information”

Đặc điểm: đề bài cung cấp tên của các đối tượng trong bài đọc, nhiệm vụ của thí sinh là nốii thông tin tương ứng với mỗi đối tượng được nhắc đến trong bài.

Cách làm:

  • Bước 1: xác định chính xác vị trí của các đối tượng được hỏi trong bài đọc. Gạch chân dưới các câu có chứa thông tin về đối tượng được hỏi
  • Bước 2: đọc các phương án và nắm nội dung chính của từng câu
  • Bước 3: đọc hiểu các câu xung quanh hoặc các câu chứa đối tượng được hỏi. 
  • Bước 4: Sau đó đối chiếu nội dung với các phương án để chọn đáp án phù hợp

Lưu ý:

  • NB – You may use any letter more than once’, một đối tượng có thể chọn 2 phương án
  • Hãy chắc chắn bạn đã xác định chính xác vị trí đáp án, nếu bạn chưa chắc chắn, việc đọc cả đoạn chứa đối tượng đó dễ giúp bạn hiểu rõ ý tổng quan hơn.
  • Đáp án và thông tin trong bài sẽ được ‘paraphrase’ sao cho nghĩa không đổi.

3.5. Dạng bài Matching endings – Hoàn thành câu chưa hoàn chỉnh

Đặc điểm: Đề bài sẽ chọn một số thông tin và nội dung trong bài đọc. Nhiệm vụ của bạn là nối vế đầu và vế sau của đề để hoàn thành một đoạn thông tin hoàn chỉnh, có nghĩa tương đồng với nội dung được cung cấp từ bài đọc.

Cách làm:

  • Bước 1: Đọc các câu hỏi và gạch chân dưới từ khóa
    • Bạn nên gạch chân những từ khóa giúp phân biệt sự khác nhau giữa các câu hỏi, việc này giúp bạn định vị thông tin trong bài dễ dàng hơn.
    • Những từ khóa có thể là: danh từ riêng (tên người, tên địa điểm, thời gian), những danh từ được ‘paraphrase’
  • Bước 2: đọc các phương án và gạch chân dưới từ khóa (tên riêng, địa điểm, thời gian)
  • Bước 3: đọc bài và đối chiếu đáp án
    • Các câu hỏi và thông tin được cung cấp từ bài đọc sẽ mang nghĩa tương đồng. Đặc biệt cách diễn đạt được ‘paraphrase’ bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa, loại từ hoặc cấu trúc sao cho nghĩa không đổi.

Lưu ý:

  • Đọc các câu xung quanh thông tin cần tìm, hoặc đọc cả đoạn có chứa thông tin đó sẽ giúp bạn nắm được ý tổng quan dễ dàng hơn.
  • Việc gạch chân từ khóa giúp bạn định vị thông tin dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cần đọc cả câu để nắm nội dung chính mà tác giả muốn diễn đạt. Việc lựa chọn đáp án dựa trên từ khóa sẽ làm bạn bỏ lỡ nhiều thông tin quan trọng, cũng như không nắm chính xác hàm ý của tác giả.

3.6. Dạng bài Multiple choice – Chọn đáp án

Đặc điểm: mỗi câu hỏi có 4 phương án. Nhiệm vụ của bạn là tìm ra phương án đúng với thông tin trong bài để trả lời câu hỏi.

Cách làm:

  • Bước 1: đọc câu hỏi và đảm bảo bạn nắm được nội dung chính
  • Bước 2: đọc các đoạn có chứa thông tin liên quan đến câu hỏi
  • Bước 3: loại bỏ phương án sai, các phương án này thường trái nghĩa với thông tin trong bài, hoặc không được đề cập, hay có đề cập nhưng không đầy đủ
  • Bước 4: chọn phương án đúng với thông tin được cung cấp từ bài

Lưu ý:

  • Dạng bài Multiple choice được thiết kế nâng cao từ dạng True/False/Not given hoặc Yes/No/Not given
  • Để tìm được đáp án đúng, bạn cần đọc cả đoạn và loại trừ các phương án sai hoặc không được đề cập đầy đủ trong bài
  • Để tiết kiệm thời gian và dễ dàng ghi nhớ thông tin, bạn chỉ nên đọc câu hỏi trước, sau đó đọc bài và đối chiếu với các phương án trong câu hỏi. Bạn có thể sẽ phải mất thời gian đọc lại bài nhiều lần để nhớ các phương án.

3.7. Dạng bài “Short- answer questions – Trả lời câu hỏi ngắn”

Đặc điểm: đề bài cung cấp những câu hỏi về thông tin chi tiết. Nhiệm vụ của bạn là tìm đáp án phù hợp và chính xác so với nội dung được cung cấp từ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Cách làm:

  • Bước 1: đọc đề và xác định số lượng từ/ số cho mỗi câu trả lời
  • Bước 2: đọc câu hỏi và hiểu rõ đối tượng được hỏi (ví dụ câu hỏi số 3 ‘What percentage’ -> cần điền phần trăm)
  • Bước 3: gạch chân các từ khóa giúp định vị thông tin trong bài. Các từ khóa này bao gồm tên riêng, địa điểm, mốc thời gian
  • Bước 4: tìm thông tin liên quan trong bài, đọc hiểu và lựa chọn đáp án

Lưu ý:

  • Dạng bài này nhằm mục đích kiểm tra kỹ năng đọc hiểu thông tin chi tiết. Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ câu hỏi và thông tin cần tìm trước khi trả lời.

3.8. Dạng bài Gap Fill (Notes/Summary/Table/Flow-chart completion)

Đặc điểm: đề bài cung cấp một đoạn tóm tắt hoặc một quy trình. Nhiệm vụ của bạn là chọn chính xác từ hoặc cụm từ trong bài và điền vào chỗ trống

Cách làm: 

  • Bước 1: đọc đề và xác định bao nhiêu từ cần điền vào chỗ trống
  • Bước 2: đọc tiêu đề của đoạn tóm tắt và đọc sơ qua nội dung của đoạn, xác định nội dung chính -> giúp bạn định vị thông tin trong bài dễ dàng trong bài
  • Bước 3: xác định từ loại (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ) cho mỗi chỗ trống
  • Bước 4: đọc hiểu bài, đối chiếu thông tin và lựa chọn phương án phù hợp

Lưu ý: 

  • Đọc tiêu đề và nội dung của câu hỏi trước sẽ giúp bạn nắm được nội dung mình đang cần tìm. Từ đó giúp bạn định vị thông tin trong bài dễ dàng hơn.
  • Gạch chân dưới các từ khóa chỉ tên riêng như tên người, địa điểm, hoặc mốc thời gian cũng giúp bạn định vị thông tin trong bài dễ dàng.
  • 95% các đáp án sẽ theo thứ tự. Tuy nhiên có một số câu hỏi sẽ không theo thứ tự.
  • Thông tin đề bài sẽ được ‘paraphrase’ bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa hoặc cấu trúc tương đồng. 

3.9. Dạng bài Completing sentences – Hoàn thành câu

Đặc điểm: đề bài đưa ra một số câu tóm tắt lấy từ bài đọc. Nhiệm vụ của bạn là lựa chọn từ vựng chính xác trong bài đọc để hoàn thành câu, sao cho nghĩa không đổi.

Cách làm: 

  • Bước 1: đọc kỹ đề và xác định có bao nhiêu từ cần điền vào chỗ trống
  • Bước 2: xác định loại từ (danh từ, tính từ, động từ, trạng từ)
  • Bước 3: gạch chân vào những từ khóa (tên riêng, địa điểm, thời gian) để tiết kiệm thời gian định vị thông tin
  • Bước 4: đọc hiểu nội dung chính của câu hỏi để nắm rõ thông tin cần tìm
  • Bước 5: đọc bài, đối chiếu ý nghĩa tương đồng và chọn đáp án đúng

Lưu ý: 

  • Các thông tin sẽ được ‘paraphrase’ bằng cách sử dụng từ vựng hoặc cấu trúc đồng nghĩa. Bạn nên đọc hết cả câu, hoặc các câu xung quanh thay vì chỉ đọc từ khóa để nắm được ý chính chính xác.

3.10. Completing diagrams – Hoàn thành biểu đồ

Đặc điểm: Đề bài sẽ cung cấp biểu đồ miêu tả một quá trình (ví dụ quá trình bay hơi, quá trình lây sâu bệnh của cây) hoặc các bộ phận của một con vật hoặc cỗ máy (ví dụ các bộ phận xe ô tô, con khủng long). Nhiệm vụ của bạn là sử dụng chính xác từ vựng hoặc cụm từ trong bài đọc để hoàn thành quy trình.

Cách làm:

  • Bước 1: đọc đề và xác định bao nhiêu từ cần điền vào chỗ trống
  • Bước 2: đọc tiêu đề biểu đồ và nhìn qua các bước có trong biểu đồ -> giúp bạn nắm được nội dung tổng quan của quy trình
  • Bước 3: xác định từ loại (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ) cho mỗi chỗ trống
  • Bước 4: đọc hiểu bài, đối chiếu thông tin và lựa chọn phương án phù hợp

Lưu ý:

  • Các đáp án trong quy trình sẽ theo thứ tự.
  • Thông tin đề bài sẽ được ‘paraphrase’ bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa hoặc cấu trúc tương đồng. 

Đăng ký liền tay
Nhận ngay ưu đãi

Ưu đãi học phí lên đến 50%

Khi đăng ký khóa học tại IELTS CITY

Đăng ký liền tay
Nhận ngay ưu đãi

Ưu đãi học phí 50%
Khi đăng ký khóa học tại IELTS CITY

4. Chiến lược làm bài IELTS Reading

Bản chất của bài thi IELTS Reading là để đánh giá kỹ năng đọc hiểu của thí sinh. Thí sinh cần có vốn từ vựng học thuật đa dạng để hiểu hàm ý của tác giả hoặc nội dung chính của mỗi đoạn văn. Hơn nữa, thí sinh cần có kỹ năng làm bài tốtsự tập trung cao độ để có thể trả lời chính xác tất cả 40 câu hỏi trong thời gian hữu hạn là 1 tiếng.

Từ các yếu tố trên, việc luyện tập thành thạo tất cả các dạng câu hỏi Reading theo từng cấp độ sẽ giúp bạn tự tin chinh phục bài thi IELTS Reading. Bạn có thể tham khảo chiến lược tối đa hóa điểm số bài thi IELTS Reading từ đội ngũ học thuật của IELTS CITY nhé!

4.1. Phân chia thời gian phù hợp cho từng Section. 

Lượng thời gian cần hoàn thành mỗi bài đọc sẽ tùy thuộc vào năng lực ngôn ngữ và cách làm bài của bạn. Bạn có thể tham khảo thời gian dưới đây:

  • Section 1: 15 phút
  • Section 2: 20 phút
  • Section 3: 25 phút

Như đã nói ở trên, bạn có thể tự điều chỉnh thời gian để phù hợp tốc độ đọc của mình. Ví dụ bạn chỉ cần 10 phút để xử lý tốt Section 1, bạn có thể cần dành nhiều hơn 25 phút cho Section 3.

4.2. Đọc hiểu ý chính thay vì dựa vào một vài từ khóa ‘keywords’

Từ khóa (keywords) giúp bạn xác định vị trí thông tin trong bài đọc dễ dàng hơn, không có nghĩa chúng sẽ giúp bạn nắm được nội dung tổng quan, thông tin chi tiết hoặc hàm ý, thái độ của tác giả. Bản chất của bài thi IELTS Reading là kiểm tra khả năng đọc để hiểu của thí sinh. Bạn sẽ có khả năng hiểu sai ý, hoặc bỏ sót những thông tin quan trọng nếu chỉ chọn đáp án dựa vào keywords.

4.3. Đọc hiểu các thông tin được ‘paraphrase’ trong bài

Đa số các câu hỏi và phương án sẽ được ‘paraphrase’ bằng cách sử dụng từ vựng hoặc cách diễn đạt đồng nghĩa. Hãy đảm bảo bạn nhận ra được sự tương đồng có sử dụng kỹ thuật ‘paraphrasing’ trước khi quyết định đáp án cuối cùng.

4.4. Phân loại dạng câu hỏi theo thứ tự ưu tiên

Đối với các dạng bài yêu cầu hiểu ý nghĩa tổng quan của cả đoạn văn (ví dụ matching headings), bạn nên làm cuối cùng sau khi đã trả lời các câu hỏi yêu cầu thông tin chi tiết (ví dụ Summary/Note completion, Multiple choice…).

Đối với dạng bài có nhiều phương án (multiple choice, matching information), bạn nên đọc câu hỏi trước, sau đó đọc bài và đối chiếu nội dung trong bài với các lựa chọn. 

Việc này giúp bạn tập trung đi tìm câu trả lời và dễ dàng ghi nhớ nội dung của đoạn văn hơn. Bạn có thể sẽ phải đọc lại đoạn văn nhiều lần nếu bạn đọc tất cả các phương án trước và cố gắng ghi nhớ chúng.

4.4. Loại bỏ phương án không phù hợp thay vì chọn ngay phương án đúng

Đối với dạng bài Matching Headings, Matching Information hoặc Multiple Choice. Trong trường hợp bạn không chắc chắn về đáp án ban đầu của mình. Việc loại trừ các phương án trái nghĩa hoặc không liên quan sẽ giúp bạn có được những sự lựa chọn liên quan hơn với câu hỏi, từ đó khả năng chọn đáp án đúng cũng cao hơn.

4.5. Đảm bảo bạn nắm vững cách làm từng dạng bài trong IELTS Reading

Đọc câu hỏi trước và đảm bảo bạn hiểu yêu cầunội dung câu hỏi. Việc này giúp bạn dễ dàng định vị thông tin liên quan trong bài đọc, cũng như ghi nhớ nội dung mình cần tìm kiếm.

Áp dụng kỹ thuật ‘Scanning’ để tìm chi tiết cụ thể trong bài nhanh chóng hơn. Bạn có thể ‘Scanning’ danh từ riêng (ví dụ tên, địa điểm) hoặc thời gian. 

5. Các Lưu ý khi làm bài Reading

5.1. Đảm bảo bạn đã hiểu câu hỏi trước khi đọc bài để tìm câu trả lời

Việc hiểu sai hoặc hiểu câu hỏi một cách mơ hồ sẽ khiến bạn mất thời gian đọc đi đọc lại bài nhiều lần, mà không chắc chắn mình đang cần tìm kiếm thông tin gì để trả lời cho câu hỏi.

Điều này cũng lấy đi nhiều thời gian của bạn để trả lời các câu hỏi khác. Dẫn đến việc không đọc kịp 3 Sections trong vòng 1 tiếng.

Nếu bạn không chắc chắn về sự lựa chọn của mình, hãy gạch chân đoạn văn có chứa thông tin trong bài và đánh dấu câu hỏi, sau đó quay lại đọc kỹ vào cuối giờ. Bạn có thể giữ lại đáp án ban đầu để kiểm tra sau đó.

5.2. Các dạng câu hỏi không theo thứ tự

Các dạng câu hỏi trong một Section có khả năng sẽ không theo thứ tự với thông tin trong bài đọc. Do đó, để tối ưu hóa thời gian và không phải mất thời gian đọc một đoạn nhiều lần, bạn nên đọc đoạn văn trước, đối chiếu với các câu hỏi liên quan và lựa chọn đáp án, sau đó chuyển qua đọc đoạn thứ 2 và tiếp tục như vậy đến khi hoàn thành tất cả các câu hỏi.

6. Tài liệu học IELTS Reading, nâng cao kỹ năng đọc và phương pháp làm bài theo từng cấp độ

Basic IELTS Reading: Cuốn sách phù hợp cho những người bắt đầu học tiếng Anh. Sách cung cấp từ vựng cơ bản, những điểm ngữ pháp cần lưu ý và các kỹ năng làm bài thi IELTS Reading. Sách giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc để tự tin đọc hiểu và trả lời các câu hỏi chủ đề quen thuộc.

Get ready for IELTS Reading – Collins: ‘Get Ready for IELTS’ phù hợp với những bạn đã có nền tảng và lượng từ vựng cơ bản. Sách cung cấp phổ từ vựng, cấu trúc và kỹ năng làm bài đa dạng hơn giúp bạn xây dựng năng lực ngôn ngữ, từ đó nâng cao kỹ năng đọc hiểu.

Cambridge 9-17: IELTS Cambridge (9-17) là bộ sách luyện thi chính thống đến từ nhà xuất bản Cambridge. Các sĩ tử luyện thi IELTS không nên bỏ qua bộ sách này để được cọ xát với mức độ khó của đề thi thật. 

The official guide to IELTS: The official guide to IELTS cũng là một quyển sách luyện thi chất lượng đến từ nhà xuất bản Cambridge. Ngoài các bài đọc Reading với cấu trúc và độ khó tương đương so với đề thi thật, sách còn cung cấp các bài học để mở rộng từ vựng, ngữ pháp và các phương pháp làm bài để nâng cao kỹ năng đọc hiểu.

IELTS Trainer: IELTS Trainer là bộ sách đáng thử sức cho những bạn mong muốn band điểm cao từ 7.0+. Mức độ khó được đánh giá ngang bằng hoặc khó hơn so với đề thi thật. Giúp học viên rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và thành thạo cách làm bài.

Complete IELTS: Bộ sách Complete IELTS kết hợp 4 kỹ năng Listening, Reading, Speaking và Writing. Trước mỗi bài đọc, sách sẽ cung cấp cho bạn lượng từ vựng trọng tâm cũng như các phương pháp làm bài chắt lọc. Bộ sách được sáng lập bởi nhà sản xuất Cambridge nên bạn có thể yên tâm về mức độ học thuật của bộ sách này nhé.

Vocabulary for IELTS: Vocabulary for IELTS là bộ sách chính thống đến từ nhà xuất bản Cambridge. Sách chủ yếu cung cấp từ vựng học thuật chắt lọc giúp gia tăng kỹ năng đọc hiểu của học viên.

Tham khảo đề Reading trong các năm gần đây

Bài viết trên đây đã tổng hợp tất tần tật các dạng bài IELTS Reading và cách làm chi tiết kèm theo những lưu ý cho từng dạng bài. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn luyện IELTS Reading hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!


Nếu các bạn đang tìm một nơi luyện thi IELTS uy tín tại TP.HCM, các bạn có thể tham khảo các khóa học luyện thi IELTS tại IELTS CITY nhé!

ĐĂNG KÝ THI THỬ IELTS
CHUẨN BC & IDP MIỄN PHÍ

Trải nghiệm môi trường học IELTS chuẩn quốc tế,
Cam kết đầu ra IELTS 7.0+!