4 Tiêu chí chấm IELTS Speaking 2024 và cách chinh phục từng tiêu chí

Trong phần thi IELTS Speaking, điểm của bạn sẽ được chấm dựa vào 4 tiêu chí chấm IELTS Speaking bao gồm Fluency and Coherence (Trôi chảy và mạch lạc), Lexical Resources (khả năng sử dụng từ vựng), Grammatical and accuracy (khả năng sử dụng ngữ pháp đa dạng và chính xác) và Pronunciation (phát âm chuẩn).

Tại bài viết này, IELTS CITY sẽ phân tích chi tiết yêu cầu của từng tiêu chí và hướng ôn luyện để tăng điểm cho từng tiêu chí nhé!

tiêu chí chấm speaking ielts
4 Tiêu chí chấm Speaking IELTS và cách đạt điểm cao trong từng tiêu chí

1. Tiêu chí Fluency and Coherence (FC)

Fluency & Coherence là tiêu chí đánh giá độ trôi chảy và mạch lạc câu trả lời của bạn. Cụ thể:

Fluency (Tính trôi chảy): phản ánh mức độ dễ dàng trong việc diễn đạt những ý tưởng dài mà không bị ngập ngừng (hesitation), lặp từ (repetition). Để được xem là nói trôi chảy, bạn cần diễn đạt ý tưởng một cách tự nhiên và đúng đắn để người nghe dễ dàng hiểu được thông điệp của bạn. 

Lưu ý: Bạn nên kiểm soát tốc độ nói của mình. Bởi vì không phải nói càng nhanh là càng điểm cao đâu nhé!

Coherence (Tính mạch lạc): dùng để đánh giá mức độ logic trong cách bạn phát triển và liên kết ý tưởng với nhau. Bài nói được xem là mạch lạc khi bạn có thể liên kết ý tưởng bằng những từ và cụm từ phù hợp. Đồng thời người nghe có thể dễ dàng hiểu được điều bạn muốn truyền tải là gì.

Dưới đây là cách chấm điểm IELTS Speaking từ band 4 đến band 9 ứng với tiêu chí Fluency & Coherence. 

BandMô tả
9– Nói trôi chảy, rất thỉnh thoảng mới lặp từ hoặc tự sửa lỗi.
– Sự ngập ngừng (nếu có) chỉ là để tìm ý tưởng nội dung chứ không phải để tìm từ vựng hay ngữ pháp. 
– Nội dung phù hợp với ngữ cảnh và đảm bảo toàn bộ bài nói có tính liên kết với nhau. 
– Phát triển ý tưởng về chủ đề hoàn toàn mạch lạc và mở rộng câu trả lời một cách phù hợp. 
8– Nói trôi chảy, rất thỉnh thoảng mới lặp từ hoặc tự sửa lỗi.
– Chỉ thỉnh thoảng ngập ngừng để tìm từ vựng hoặc ngữ pháp, nhưng hầu hết việc ngập ngừng này đều liên quan đến nội dung trình bày.  
– Phát triển ý tưởng một cách mạch lạc, tương ứng và phù hợp với chủ đề. 
7– Có thể tiếp tục và sẵn sàng trả lời những câu dài mà không phải quá gồng mình.
– Thường bị ngập ngừng, lặp từ hay tự sửa lỗi ở giữa câu và biểu thị vấn đề bằng ngôn ngữ tiếp cận phù hợp. Tuy nhiên những điều này không ảnh hưởng đến tính mạch lạc của câu trả lời. 
– Sử dụng liên từ và từ nối một cách linh hoạt. 
6– Có thể tiếp tục và thể hiện sự sẵn sàng trong việc trả lời những câu dài.
– Đôi khi câu trả lời không được mạch lạc do ngập ngừng, lặp từ hay/hoặc tự sửa lỗi. 
– Sử dụng đa dạng liên từ và từ nối mặc dù không phải lúc nào từ được dùng cũng phù hợp. 
5– Thường xuyên có thể tiếp tục nhưng câu trả lời thường bị trùng lặp, tự sửa lỗi và/hoặc tốc độ nói chậm.
– Thường xuyên ngập ngừng giữa câu chỉ để tìm từ vựng và ngữ pháp khá cơ bản.
– Lạm dụng một số liên từ và từ nối nhất định. 
– Không trôi chảy khi thực hiện những bài nói phức tạp nhưng trôi chảy khi trình bày bằng ngôn ngữ đơn giản hơn. 
4– Không thể tiếp tục nếu không có khoảng dừng. 
– Nói chậm và thường xuyên lặp từ.
– Thường xuyên tự sửa lỗi.
– Có thể liên kết những câu đơn giản nhưng thường bị lặp từ nối. 
– Một số chỗ bị đứt đoạn về tính mạch lạc. 
Bảng đánh giá tiêu chí IELTS Speaking: Fluency and Coherence từ band 4.0 – 9.0

Để đạt band điểm cao ở tiêu chí Fluency & Coherence, bạn cần lưu ý những điều sau:

  1. Duy trì câu trả lời liên tục và diễn đạt lưu loát về chủ đề được hỏi, tránh ngập ngừng, lặp từ hay tự sửa lỗi quá nhiều. 
  2. Khi trả lời cần bám sát vào chủ đề được hỏi (Stay On Topic), đưa ra câu trả lời rõ ràng (Clear Answer) và luôn mở rộng (Extend) câu trả lời bằng những ý tưởng có tính logic và liên kết chặt chẽ với nhau.
  3. Hạn chế tối đa việc ngập ngừng khi nói để tìm từ vựng hoặc ngữ pháp, chỉ nên ngập ngừng khi cần tìm ý tưởng nội dung phục vụ cho bài nói. 
  4. Chỉ thỉnh thoảng tự sửa lỗi (self-correction) trong câu trả lời của mình.
  5. Tránh việc lặp lại những từ hoặc cụm từ nhất định, có thể thường xuyên sử dụng những cụm từ “fillers” (cụm từ lấp vào chỗ trống) như like, you know,… 
  6. Sử dụng Linking words (từ nối) bên cạnh những chiến lược khác để diễn đạt ý tưởng của mình. Lưu ý từ nối phải được sử dụng đa dạng, chính xác và vừa đủ (nghĩa là không quá lạm dụng từ nối khiến bài nói mất tự nhiên). 

Đồng thời, sử dụng từ nối linh hoạt cũng sẽ giúp bạn “ghi điểm” trong mắt giám khảo hơn. Ví dụ đối với từ “Therefore” chẳng hạn. Thay vì để ở vị trí đầu câu như thường lệ, bạn có thể đổi vị trí xuất hiện của từ này để cho thấy sự linh hoạt của mình. 

Ví dụ:

Cách thông thường: Therefore, he doesn’t go out with her anymore.

Cách xử lý từ nối linh hoạt: He doesn’t, therefore, go out with her anymore. 

2. Tiêu chí Lexical resources (LR)

Lexical Resources cũng là một trong bốn tiêu chí chấm IELTS Speaking. Hiểu một cách đơn giản, Lexical Resources phản ánh mức độ đa dạng và chính xác trong việc sử dụng từ vựng tiếng Anh học thuật của bạn. 

Bạn có thể đạt band điểm cao hơn ở tiêu chí này khi có khả năng sử dụng đa dạng từ vựng, bao gồm các cụm từ ít phổ biến (less common phrases) như là Phrasal Verb và Collocation hoặc thành ngữ (idiomatic language) một cách tự nhiên. 

Dưới đây là cách chấm điểm IELTS Speaking từ band 4 đến band 9 ứng với tiêu chí Lexical Resources. 

BandMô tả
9– Sử dụng linh hoạt và chính xác từ vựng trong mọi ngữ cảnh. 
– Duy trì được việc sử dụng thành ngữ một cách chính xác. 
8– Đa dạng từ vựng, sử dụng từ vựng một cách sẵn sàng và linh hoạt khi thảo luận về tất cả các chủ đề và truyền tải thông điệp một cách chính xác. 
– Sử dụng khéo léo từ vựng ít phổ biến và thành ngữ mặc dù thỉnh thoảng có sự thiếu chính xác trong việc lựa chọn từ và cụm từ.
– Sử dụng paraphrase hiệu quả theo yêu cầu.  
7– Sử dụng từ vựng một cách linh hoạt để thảo luận về nhiều chủ đề đa dạng.
– Có khả năng sử dụng được từ vựng ít phổ biến, thành ngữ và có nhận thức về cách dùng từ, cụm từ mặc dù đôi khi dùng không chính xác.
– Sử dụng paraphrase hiệu quả theo yêu cầu. 
6– Đủ từ vựng để thảo luận về những chủ đề dài.
– Có thể sử dụng từ vựng không chính xác nhưng ý nghĩa rõ ràng.
– Nhìn chung có thể paraphrase một cách thành công.
5– Đủ lượng từ để thảo luận về những chủ đề quen thuộc lẫn không quen thuộc nhưng vẫn có giới hạn nhất định trong tính linh hoạt.
– Có cố gắng paraphrase nhưng không phải lúc nào cũng thành công.
4– Đủ lượng từ để thảo luận về những chủ đề quen thuộc nhưng với những chủ đề không quen thuộc thì chỉ diễn đạt được ở tầng nghĩa cơ bản. 
– Thường xuyên chọn từ không chính xác. 
– Hiếm khi paraphrase. 
Bảng đánh giá tiêu chí IELTS Speaking: Lexical Resources từ band 4.0 – 9.0

Để đạt band điểm cao ở tiêu chí Lexical Resources, bạn cần lưu ý những điều sau:

  1. Sử dụng từ vựng IELTS theo chủ đề một cách đa dạng nhưng cũng phải đảm bảo tính chính xác của từ vựng ứng với ngữ cảnh bài nói. 
  2. Sử dụng từ vựng ít phổ biến một cách phù hợp, tự nhiên, đúng ngữ cảnh. 
  3. Có khả năng paraphrase (nói về cùng một điều theo một cách diễn đạt khác) bằng cách sử dụng một loạt từ vựng và cách diễn đạt khác nhau để tránh việc trùng lặp. 
  4. Sử dụng chính xác cụm động từ (Phrasal Verbs), biện pháp tu từ (Figurative Language) và thành ngữ (Idiomatic Expressions).
  5. Sử dụng chính xác các cụm từ kết hợp (Collocations).
    Ví dụ: “Go shopping” thay vì “Do shopping”, “Take photos” thay vì “Make photos”. 
  6. Chọn từ có sắc thái nghĩa phù hợp với nghĩa bóng.
    Ví dụ: “Slim” diễn đạt vẻ ngoài “mảnh khảnh” theo hướng tích cực, trong khi “Skinny” lại được dùng với nghĩa tiêu cực. 

3. Tiêu chí Grammatical range and accuracy (GRA)

Grammatical range and accuracy phản ánh mức độ đa dạng chính xác trong việc sử dụng cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh của thí sinh. Thiếu đi một trong hai yếu tố đa dạng hay chính xác thì bài thi IELTS của bạn cũng khó có thể đạt band điểm cao ở tiêu chí này. 

Dưới đây là cách chấm điểm IELTS Speaking từ band 4 đến band 9 ứng với tiêu chí GRA. 

BandMô tả
9– Sử dụng cấu trúc ngữ pháp chính xác trong mọi tình huống, ngoại trừ “những lỗi” trong cách nói của người bản ngữ. 
8– Đa dạng cấu trúc ngữ pháp và sử dụng linh hoạt.
Hầu hết các câu đều không có lỗi ngữ pháp.
– Đôi khi xảy ra những sai sót không mang tính hệ thống (Vô tình mắc lỗi mặc dù trước & sau đó sử dụng đúng). 
– Vẫn có thể tồn tại một số ít lỗi cơ bản
7– Sử dụng một loạt các cấu trúc ngữ pháp linh hoạt.
Thường xuyên có những câu không mắc lỗi ngữ pháp.
– Sử dụng hiệu quả cả câu đơn giản lẫn phức tạp mặc dù vẫn mắc một vài lỗi.
– Tồn tại một số ít lỗi cơ bản
6– Kết hợp được giữa mẫu câu ngắn với câu phức tạp và đa dạng cấu trúc ngữ pháp mặc dù bị hạn chế về tính linh hoạt.
– Mặc dù thường xuyên mắc lỗi ở các cấu trúc câu phức tạp nhưng những lỗi này hiếm khi cản trở việc giao tiếp. 
5– Kiểm soát được những mẫu câu cơ bản ở mức độ khá chuẩn xác. 
– Có cố gắng sử dụng cấu trúc câu phức tạp nhưng bị hạn chế ở tính đa dạng, gần như luôn mắc những lỗi nhất định và có thể dẫn đến việc phải tái diễn đạt lại. 
4– Có thể tạo ra các mẫu câu cơ bản và một số câu ngắn mà không mắc lỗi.
– Các mệnh đề phụ thuộc hiếm khi được sử dụng và nhìn chung câu trả lời thường ngắn, cấu trúc câu lặp đi lặp lại và thường xuyên mắc lỗi.
Bảng đánh giá tiêu chí IELTS Speaking: Grammatical Range and Accuracy từ band 4.0 – 9.0

Để đạt band điểm cao ở tiêu chí GRA, bạn cần cho thấy bản thân nắm vững ngữ pháp IELTS nói riêng và ngữ pháp tiếng Anh nói chung thông qua việc kết hợp nhuần nhuyễn các cấu trúc câu đa dạng một cách chính xác. Cụ thể bạn cần lưu ý những điều sau:

  1. Kết hợp cân bằng giữa cấu trúc câu đơn (Simple sentence), câu phức (Complex sentence) và câu ghép (Compound sentence). 
  2. Sử dụng đa dạng 12 thì trong tiếng Anh (tenses), đặc biệt là các thì hoàn thành, thì tương lai và mẫu câu tường thuật (narratives). 
  3. Sử dụng động từ khiếm khuyết (Modals) với đa dạng chức năng khác nhau. 
  4. Sử dụng kỹ thuật referencing (nhắc lại một ý đã được nhắc đến trước đó) và liên từ (Connectors) để nối kết hai hoặc nhiều hơn hai ý tưởng. 
  5. Sử dụng linh hoạt mệnh đề phụ thuộc (Subordinating) và mệnh đề quan hệ (Relative clauses).
  6. Sử dụng linh hoạt tính từ so sánh hơn (Comparative) và so sánh nhất (Superlative Adjectives).
  7. Sử dụng câu chủ động (Active Voice) và câu bị động (Passive Voice) một cách chính xác. 
  8. Sử dụng câu điều kiện (Conditionals) để suy đoán, nói về các sự kiện trong quá khứ không thể thay đổi được hoặc các tình huống giả định (tưởng tượng)

4. Tiêu chí Pronunciation

Pronunciation (Phát âm) được dùng để đánh giá khả năng phát âm chuẩn của bạn.  Tuy nhiên, một số quan điểm thường đồng nhất Pronunciation (Phát âm) với Accent (Chất giọng), dẫn đến nhận thức sai lệch về tiêu chí này. Trên thực tế, trong bài thi IELTS, bạn không cần sử dụng bất cứ chất giọng (Anh-Anh hoặc Anh-Mỹ) bắt buộc nào.

Thay vào đó, để đạt hiệu quả cao với tiêu chí này, bạn nên phát âm một cách dễ hiểu, rõ ràng, sao cho người nghe có thể hiểu được bạn đang nói gì. Dưới đây là thang điểm IELTS Speaking từ band 4 đến band 9 ứng với tiêu chí Pronunciation. 

BandMô tả
9– Sử dụng đầy đủ các đặc điểm ngữ âm để diễn đạt ý nghĩa một cách chính xác và tinh tế. 
– Duy trì việc sử dụng linh hoạt các đặc tính của việc nối âm xuyên suốt bài nói. Nối âm dễ hiểu.
– Chất giọng không gây ảnh hưởng đến mức độ dễ hiểu của bài nói. 
8– Sử dụng một loạt những đặc điểm ngữ âm để truyền tải ý nghĩa một cách chính xác và tinh tế.
– Có thể duy trì nhịp điệu thích hợp.
– Sử dụng linh hoạt trọng âm và ngữ điệu trong các câu nói dài mặc dù thỉnh thoảng có sai sót.
– Có thể dễ dàng hiểu được nội dung câu trả lời. 
– Chất giọng ít ảnh hưởng đến mức độ dễ hiểu của bài nói. 
7– Thể hiện được tất cả những đặc điểm tích cực của band 6 và một vài (không phải tất cả) đặc điểm tích cực của band 8.
6– Sử dụng một loạt đặc điểm ngữ âm nhưng tính kiểm soát có sự thay đổi. 
– Cách chia đoạn nhìn chung có sự phù hợp nhưng nhịp điệu có thể bị ảnh hưởng bởi việc thiếu thời gian phát âm trọn vẹn một âm tiết (stress-timed) và/hoặc do tốc độ nói quá nhanh. 
– Sử dụng hiệu quả ngữ điệu và nhấn trọng âm trong một số trường hợp nhưng không duy trì được việc này. 
– Có thể phát âm sai các từ và âm vị nhưng điều này ít gây ảnh hưởng đến sự rõ ràng của câu trả lời. 
– Nhìn chung câu trả lời khá dễ hiểu. 
5– Thể hiện được tất cả những đặc điểm tích cực của band 4 và một vài (không phải tất cả) đặc điểm tích cực của band 6.
4– Sử dụng một số đặc điểm ngữ âm chấp nhận được nhưng bị hạn chế về tính đa dạng. 
– Một số chỗ chia đoạn chấp nhận được nhưng nhịp điệu trong câu thường xuyên mắc lỗi. 
– Có nỗ lực sử dụng ngữ điệu và nhấn trọng âm nhưng bị hạn chế trong việc kiểm soát. Các từ hoặc âm vị thường xuyên bị phát âm sai, dẫn đến việc thiếu rõ ràng trong câu trả lời.
– Để hiểu được ý nghĩa câu trả lời cần nhiều nỗ lực và một số chỗ không thể hiểu được ý muốn truyền đạt là gì. 
Bảng đánh giá tiêu chí IELTS Speaking: Pronunciation từ band 4.0 – 9.0

Trên thực tế, để đạt band điểm cao ở tiêu chí Pronunciation, bạn cần lưu ý những điều sau:

  1. Phát âm đúng từng âm vị (Phonemes – âm riêng lẻ). Đặc biệt, bạn cần hết sức lưu ý đến việc phát âm -ed, phát âm -s/-es vì đây đều là những lỗi phát âm phổ biến mà số đông thí sinh IELTS gặp phải. 
  2. Phát âm với cường độ lớn, nhỏ linh hoạt trong câu.
  3. Nhấn âm rõ ràng ở cả cấp độ từ vựng đơn lẻ lẫn cấp độ nhấn âm trong câu. Để làm được điều này, bạn nên tìm hiểu kỹ các quy tắc đánh trọng âm tiếng Anh
  4. Thể hiện ngữ điệu (Intonation) phù hợp để truyền tải cảm xúc đúng đắn.
  5. Biết cách nối âm (Linking sounds) và lược âm (Contractions) linh hoạt để tăng tính trôi chảy cho câu trả lời.
  6. Biết cách chia bài nói thành các khối thông tin nhỏ và ngắt giọng giữa các phần này (Chunking) để nhấn mạnh ý tứ trong câu. 

Có thể thấy, việc nắm vững 4 tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking đóng vai trò như một chiếc la bàn giúp bạn xác định rõ ràng bản thân phải làm gì để đạt band điểm bản thân mong muốn. 

Sau khi nắm vững bốn tiêu chí kể trên, bạn có thể bắt tay vào luyện các bài thi IELTS thực chiến. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm cách trả lời IELTS Speaking Part 1, Part 2Part 3 để biết phải làm gì cho hai phần thi này. 

Vừa rồi, IELTS CITY đã phân tích chi tiết 4 tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking và cách đạt band điểm cao ở từng tiêu chí. Hy vọng với những kiến thức trong bài viết, bạn sẽ phần nào nắm vững bốn tiêu chí này và ứng dụng vào thực tế để chinh phục band điểm mơ ước nhé!

Nguồn tham khảo:

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ IELTS
2 TUẦN MIỄN PHÍ

Trải nghiệm môi trường luyện thi IELTS chuẩn quốc tế,
Cam kết đầu ra IELTS 7.0+!