Phát âm tiếng Anh (Pronunciation) là một trong những tiêu chí chấm IELTS Speaking quan trọng. Vậy bạn đã nắm hết các quy tắc phát âm tiếng Anh chưa? Nếu chưa thì các bạn hãy cùng IELTS CITY tìm hiểu thêm về các quy tắc sau đây nhé!
Tóm tắt: Để có thể phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ, các bạn cần phải nắm các quy tắc phát âm sau:
- Bảng phiên âm tiếng Anh IPA (Nền tảng của mọi quy tắc phát âm tiếng Anh)
- Quy tắc phát âm s và es
- Quy tắc phát âm ed
- Quy tắc nhấn trọng âm
- Quy tắc nối âm
- Quy tắc âm câm
- Quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh
Nội dung chính
Toggle1. Quy tắc phát âm tiếng Anh theo chuẩn phiên âm quốc tế IPA
Bảng phiên âm IPA (International Phonetic Alphabet) là bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế dùng để phát âm các âm tiết một cách chính xác và riêng biệt. Có thể nói rằng bảng IPA là nền tảng của các quy tắc phát âm trong tiếng Anh mà IELTS CITY sẽ đề cập đến phía sau. Bởi vì các quy tắc phát âm tiếng Anh đều dựa vào mặt phiên âm của từ.
Bảng này gồm 44 âm tiếng Anh. Trong đó có:
- 20 âm nguyên âm (vowels)
- 24 âm phụ âm (consonants)
Nguyên âm và phù âm sẽ được chia nhỏ thành các loại cụ thể như sau:
Trong 20 âm nguyên âm có:
- 12 nguyên âm đơn (monothongs)
- 8 nguyên âm đôi (diphthongs)
Trong 24 âm phụ âm có:
- 8 âm vô thanh (unvoiced/ voiceless)
- 16 âm hữu thanh (voiced)
Quy tắc phát âm tiếng Anh theo bảng IPA:
- Trước hết, để dễ dàng học và luyện tập, ta nên phân loại thành hai nhóm: nguyên âm và phụ âm.
- Đối với nguyên âm, ta cần lưu ý đó là âm nguyên âm đơn hay nguyên âm đôi.
- Đối âm phụ âm, ta cần chú ý đến việc đó là phụ âm hữu thanh hay vô thanh.
💡 Về chi tiết cách phát âm của từng âm thuộc bảng IPA, mời bạn đọc bài viết Bảng phiên âm IPA và cách phát âm tiếng Anh chuẩn quốc tế
2. Quy tắc phát âm tiếng Anh có đuôi -s/es
Khi thêm đuôi s và es ta có 3 cách phát âm:
- Phát âm /s/: Khi âm cuối của từ là âm vô thanh /p/, /t/, /k/, /f/, /θ/
- Phát âm /iz/: Khi âm cuối là các phụ âm vô thanh như /s/, /z/, /ʃ/, /ʒ/, /tʃ/ và /dʒ/
- Phát âm /z/: Các trường hợp còn lại ta sẽ phát âm là /z/.
💡 Để nắm phân tích chi tiết các quy tắc trên, các bạn hãy đọc tiếp bài viết quy tắc phát âm s es nhé!
3. Quy tắc phát âm tiếng Anh có đuôi -ed
- Phát âm -ed là /ɪd/ khi âm cuối của động từ gốc là /t/ hoặc /d/.
- Phát âm -ed là /t/ khi âm cuối của động từ là một âm vô thanh .
- Các trường hợp còn lại, ta phát âm -ed là /d/. cụ thể khi âm cuối của động từ là một âm hữu thanh
Trường hợp ngoại lệ: Tính từ có thêm -ed sẽ phát âm là /id/
💡 Để nắm thật chi tiết về cách phát âm đuôi -ed, mời bạn đọc bài viết Quy tắc phát âm đuôi ED chuẩn xác dễ nhớ nhất
4. Quy tắc nhấn trọng âm trong tiếng Anh
Các quy tắc nhấn trọng âm sẽ được phân loại theo số âm tiết và loại từ (danh từ, động từ, tính từ) như sau:
Âm tiết | Quy tắc |
---|---|
2 âm tiết | Quy tắc 1: Động từ 2 âm tiết sẽ thướng nhấn trọng âm ở âm tiết 2. |
Quy tắc 2: Danh từ có 2 âm tiết thường sẽ nhấn trọng âm ở âm tiết thứ nhất. | |
Quy tắc 3: Tính từ có 2 âm tiết thường sẽ nhấn trọng âm ở âm tiết thứ nhất. | |
Quy tắc 4: Từ có âm tiết là 1 trong các âm nguyên âm dài (/ɑː/, /ɔː/, /ɜː/, /iː/ và /uː/) Thì trọng âm rơi vào âm tiết đó. | |
3 âm tiết trở lên | Quy tắc 5: Trọng âm rơi vào âm tiết 1 nếu âm tiết 3 của động từ chứa nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên. |
Quy tắc 6: Trọng âm rơi vào âm tiết 2 nếu âm tiết 3 của động từ có nguyên âm yếu. | |
Quy tắc 7: Trong danh từ có ba âm tiết trở lên, nếu âm tiết 2 có chứa nguyên âm yếu/ ngắn /ə/ hoặc /ɪ/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết 1. | |
Quy tắc 8: Nếu danh từ có âm tiết 11 chứa nguyên âm yếu/ ngắn /ə/ hay/i/ hoặc âm tiết 2 của từ này chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết 2. | |
Quy tắc 9: Trong tính từ 3 âm tiết trở lên, nếu âm tiết 1 chứa nguyên âm yếu/ ngắn /ə/ hay /i/ thì trọng âm rơi vào âm tiết 2. | |
Quy tắc 10: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm yếu/ ngắn /ə/ hay /i/ và âm tiết 2 chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết 2. |
4.1. Từ có 2 âm tiết:
Quy tắc 1: Động từ 2 âm tiết sẽ thướng nhấn trọng âm ở âm tiết 2. Ví dụ:
- agree – /əˈɡriː/ – đồng ý
- refuse – /rɪˈfjuːz/ – từ chối
Trường hợp ngoại lệ:
- answer – /ˈænsər/ – trả lời
- follow – /ˈfɑːləʊ/ – đi theo (ai đó/…)
Quy tắc 2: Danh từ có 2 âm tiết thường sẽ nhấn trọng âm ở âm tiết thứ nhất. Ví dụ:
- answer – /ˈænsər/ – câu trả lời/đáp án
- summer – /ˈsʌmər/ – mùa hè
Trường hợp ngoại lệ:
- guitar – /ɡɪˈtɑːr/ – đàn ghi-ta
- device – /dɪˈvaɪs/ – thiết bị
Quy tắc 3: Tính từ có 2 âm tiết thường sẽ nhấn trọng âm ở âm tiết thứ nhất. Ví dụ:
- heavy – /ˈhevi/ – nặng
- bossy – /ˈbɔːsi/ – hống hách
Trường hợp ngoại lệ:
- alone – /əˈləʊn/ – một mình
- mature – /məˈtʃʊr/ – trưởng thành
Quy tắc 4: Từ có âm tiết là 1 trong các âm nguyên âm dài (/ɑː/, /ɔː/, /ɜː/, /iː/ và /uː/) Thì trọng âm rơi vào âm tiết đó. Ví dụ:
- discard – /dɪˈskɑːrd/ – (v.) loại bỏ
- decor – /deɪˈkɔːr/ – (n.) phong cách trang trí nội thất
- deserve – /dɪˈzɜːrv/ – (v.) xứng đáng
- receive – /rɪˈsiːv/ – (v.) nhận
- improve – /ɪmˈpruːv/ – (v.) cải thiện
4.2. Từ có 3 âm tiết trở lên:
Động từ:
Quy tắc 5: Trọng âm rơi vào âm tiết 1 nếu âm tiết 3 chứa nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên. Ví dụ:
- exercise – /ˈeksəsaɪz/ – tập thể dục
- analyze – /ˈænəlaɪz/ – phân tích
Quy tắc 6: Trọng âm rơi vào âm tiết 2 nếu âm tiết 3 có nguyên âm yếu. Ví dụ:
- deliver – /dɪˈlɪvər/ – giao hàng
- encounter – /ɪnˈkaʊntər/- trải qua điều gì (thường điều tồi tệ/không hay/…)
Danh từ:
Quy tắc 7: Trong danh từ có ba âm tiết trở lên, nếu âm tiết 2 có chứa nguyên âm yếu/ ngắn /ə/ hoặc /ɪ/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết 1. Ví dụ:
- family – /ˈfæməli/ – gia đình
- pharmacy – /ˈfɑːrməsi/ – tiệm thuốc tây
- resident – /ˈrezɪdənt/ – cư dân
Quy tắc 8: Nếu danh từ có âm tiết 11 chứa nguyên âm yếu/ ngắn /ə/ hay/i/ hoặc âm tiết 2 của từ này chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết 2. Ví dụ:
- concealer – /kənˈsiːlər/ – kem nền trang điểm
- reviewer – /rɪˈvjuːər/ – người chuyên đi nhận xét/đánh giá sản phẩm/hàng hóa/v.v.
- computer – /kəmˈpjuːtər/ – máy tính
Tính từ:
Quy tắc 9: Trong tính từ 3 âm tiết trở lên, nếu âm tiết 1 chứa nguyên âm yếu/ ngắn /ə/ hay /i/ thì trọng âm rơi vào âm tiết 2. Ví dụ:
- retarded – /rɪˈtɑːrdɪd/ – chậm phát triển (về trí tuệ)
- considerate – /kənˈsɪdərət/ – chu đáo/biết suy nghĩ cho người khác
Quy tắc 10: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm yếu/ ngắn /ə/ hay /i/ và âm tiết 2 chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết 2. Ví dụ:
- annoying – /əˈnɔɪɪŋ/ – (có tính chất) gây khó chịu
- enormous – /ɪˈnɔːməs/ – to lớn
Trên là những nguyên tắc trọng âm quan trọng nhất. Các nguyên tắc còn lại được trình bày trong bài viết:
Tổng hợp các quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh cực dễ nhớ
5. Quy tắc phát âm nối trong tiếng Anh
Định nghĩa: Khi bàn về “nối âm” ta nói về việc nối từ âm cuối cùng của từ phía trước sang âm đầu tiên của từ tiếp theo. Điều này chủ yếu xảy ra khi âm
Quy tắc nối âm:
Ta chủ yếu nối âm khi âm cuối của từ phía trước là một âm phụ âm và âm đầu tiên của từ tiếp theo là âm nguyên âm.
Ví dụ:
catch a ball
/kætʃ/ /ə/ /bɔːl/
Trong các trường hợp khác như:
- Âm cuối từ phía trước: phụ âm- Âm đầu từ phía sau: phụ âm
- Âm cuối từ phía trước: nguyên âm- Âm đầu từ phía sau: nguyên âm
- Âm cuối từ phía trước: nguyên âm- Âm đầu từ phía sau: phụ âm
Ta không nối âm mà chỉ phát âm âm cuối của từ phía trước thật nhanh rồi phát âm âm đầu của từ tiếp theo.
6. Quy tắc phát âm câm trong tiếng Anh
Âm câm (Silient Letter) là chữ cái xuất hiện trong từ nhưng không được phát âm thành tiếng. Sau đây IELTS CITY sẽ tổng hợp 20 nguyên tắc về phát âm câm trong tiếng Anh như sau:
- Nguyên tắc 1: B không được phát âm khi đứng sau M ở cuối từ.
- Ví dụ: limb, crumb, dumb, comb, bomb, thumb.
- Nguyên tắc 2: B không được phát âm khi đứng trước T thường là ở cuối từ nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
- Ví dụ: debt, doubt, subtle, debtor, doubtful.
- Nguyên tắc 3: C không được phát âm khi trong từ có chứa “scle”.
- Ví dụ: muscle, sclerosis.
- Ngoại lệ: Sclera, asclepiad.
- Nguyên tắc 4: D không được phát âm trong những từ phổ biến sau: Handkerchief, Wednesday, sandwich, handsome.
- Nguyên tắc 5: D cũng không được phát âm khi trong từ có chứa DG.
- Ví dụ: Pledge, dodge, grudge, hedge.
- Nguyên tắc 6: E không được phát âm khi đứng cuối một số từ, và thường kéo dài âm của nguyên âm.
- Ví dụ: Hope, drive, gave, write, site, grave, bite, hide.
- Nguyên tắc 7: G thường không được phát âm khi đứng trước N.
- Ví dụ: Champagne, foreign, sign, foreign, design, align.
- Nguyên tắc 8: GH không được phát âm khi đứng sau một nguyên âm.
- Ví dụ: Thought, through, thorough, borough, daughter, light, might, sigh, right, fight, weigh, weight.
- Ngoại lệ: Doghouse, foghorn, bighead.
- Nguyên tắc 9: H không được phát âm khi đứng sau W.
- Ví dụ: what, when, where, whether, why.
- Nguyên tắc 10: H không được phát âm khi đứng đầu một số từ (đừng quên dùng mạo từ “an” với H câm).
- Ví dụ: hour, honest, honour, heir.
- Nguyên tắc 11: K không được phát âm khi đứng trước N ở đầu từ.
- Ví dụ: knife, knee, know, knock, knowledge.
- Nguyên tắc 12: L không được phát âm khi đứng sau A, O, U.
- Ví dụ: calm, half, talk, walk, would, should, could, calf, salmon, yolk, chalk
- Ngoại lệ: Halo, bulk, sulk, hold, sold.
- Nguyên tắc 13: N không được phát âm khi đứng sau M ở cuối từ.
- Ví dụ: Autumn, column.
- Nguyên tắc 14: P không được phát âm khi đứng đầu một số từ sử dụng tiền tố “psych” và “pneu”.
- Ví dụ: Pneumatic, psychotherapy, psychotic, psychologist.
- Nguyên tắc 15: PH đôi khi được phát âm như F.
- Ví dụ: telephone, paragraph, alphabet.
- Nguyên tắc 16: S không được phát âm trong những từ sau: Island, isle, aisle, islet.
- Nguyên tắc 17: T không được phát âm trong những từ phổ biến sau: Castle, Christmas, fasten, listen, often, whistle, bustle, hasten, soften.
- Nguyên tắc 18: U không được phát âm khi đứng sau G và đứng trước một nguyên âm trong cùng một từ.
- Ví dụ: guess, guidance, guitar, guest, guild, guard.
- Nguyên tắc 19: W không được phát âm ở đầu một từ khi nó đứng trước R.
- Ví dụ: wrap, write, wrong, wring, wrap.
- Nguyên tắc 20: W không được phát âm trong những từ sau: Who, whose, whom, whole, whoever.
7. Quy tắc phát âm ngữ điệu tiếng Anh
Ngữ điệu (intonation) chỉ việc lên xuống giọng trong một câu để nhấn mạnh vào các thông tin chính, thể hiện cảm xúc hay đơn thuần chỉ để câu nghe hay hơn.
Một số quy tắc ngữ điệu cơ bản:
Quy tắc 1: Lên giọng, nói to hơn, dùng lực hơn ở các từ chứa nội dung chính trong câu bạn muốn nói.
Ví dụ: Your bag is so ‘beautiful➚.
→ Túi của bạn rất đẹp.
→ Phân tích: Tưởng tượng khi nói câu trên, bạn muốn khen túi của người nghe. Trong trường hợp này, bạn nên nhấn mạnh vào tính từ: ‘beautiful’.
Quy tắc 2: Lên giọng ở cuối câu hỏi Yes- No
- Do you like him➚?
- Will they come to the party➚?
Quy tắc 3: Cao giọng/Nhấn mạnh ở từ hỏi Wh- và xuống giọng ở cuối câu:
- Who➚ do you go to the gym with➘?
- Where➚ do they live➘?
8. Các phương pháp giúp luyện phát âm tiếng Anh hiệu quả
8.1. Xác định giọng phù hợp
Trước khi bắt đầu luyện phát âm, ta cần xác định xem mình muốn phát theo kiểu Anh- Mỹ hay kiểu Anh- Anh vì có khá nhiều quy tắc phát âm khác nhau giữa hai kiểu này.
Ví dụ:
Người Anh thường bỏ âm /r/ ở cuối nhưng người Mỹ lại phát âm rõ âm này. Ví dụ, cách phát âm từ ‘car’:
Anh- Anh: /kɑː(r)/ Anh- Mỹ: /kɑːr/
Phụ âm /t/ ở giữa 2 nguyên âm vẫn được người Anh phát âm rõ, nhưng lại hay được người Mỹ phát âm thành /d/. Ví dụ, cách phát âm từ ‘bottle’:
Anh- Anh: /ˈbɒt.əl/ Anh- Mỹ: /ˈbɑː.t̬əl/
Mặt khác, nếu bạn là người mới bắt đầu học tiếng Anh, thay vì cố gắng bắt chước theo giọng Anh- Anh hay Anh- Mỹ, bạn nên tập trung trước vào việc phát âm thật chính xác và rõ ràng bạn nhé. Vì đấy mới chính là điều cơ bản và quan trọng nhất.
8.2. Nghe cách phát âm trong từ điển, đọc to và ghi âm lại
Khi học từ, thay vì chỉ học nghĩa bạn nên vào các từ điển online để nghe phát âm của từ rồi luyện phát âm theo.
Khi lắng nghe, bạn cần cố gắng chú ý đến âm mình nghe được để đảm bảo cảm nhận đúng các âm và trọng âm.
Sau đó bạn hãy phát âm theo thật to rõ rồi thu âm lại để nghe và tự đánh giá.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số ứng dụng có chức năng hỗ trợ tự luyện phát âm như ELSA Speak, FluentU, v.v.
Các ứng dụng này thường sẽ có file audio cho bạn nghe để phát âm theo cùng chức năng ghi âm và đánh giá phát âm của bạn.
8.3. Phương pháp Shadowing
Đây là một phương pháp không còn xa lạ và cũng rất được ưa chuộng bơi sự đơn giản mà hiệu quả của nó.
‘Shadowing’ là phương pháp nghe rồi lặp lại và khi lặp lại bạn cố gắng phát âm, nhấn nhá theo thật giống với giọng trong đoạn thu âm/ video mà bạn nghe/ xem.
Khi áp dụng phương pháp này, bạn cần lưu ý chọn video phù hợp với trình độ và nên chọn những nguồn uy tín để đảm bảo độ chuẩn xác về phát âm trong video.
Một số nguồn video phù hợp cho người mới luyện phát âm:
- Kênh Youtube English Speaking Course
- Kênh Youtube English Panda
- Kênh Youtube Easy English Practice
8.4. Thường xuyên xem phim và các chương trình bằng tiếng Anh
Phương pháp phù hợp hơn với những người học đã phần nào có nền tảng cơ bản về tiếng Anh hoặc trước đây đã có tiếp xúc với tiếng Anh.
Một số nguồn luyện phát âm nói riêng và học tiếng Anh theo phim nói chung mà bạn nên tham khảo:
- Kênh Youtube Learn English With TV Series
- Trang web học tiếng Anh qua video Toomva
8.5. Luyện giao tiếp tiếng Anh hằng ngày:
Sau khi đã tự luyện phát âm thông qua các phương pháp trên, còn một điều nữa mà bạn cần thực hiện để củng cố phát âm tiếng Anh đó chính là giao tiếp bằng tiếng Anh nhiều nhất có thể.
Điều này sẽ giúp bạn áp dụng những từ và phát âm đã học vào thực tế, từ đó thử thách kỹ năng phát âm của bạn hơn vì bạn phải phản xạ, ứng biến nhanh, vừa nói vừa nghĩ v.v. – Bạn nên luyện giao tiếp với những người bạn đã có nền tảng tiếng Anh nhất định hay tuyệt vời hơn cả là luyện tập cùng thầy cô. Họ sẽ giúp bạn nhìn ra những điểm cần chỉnh sửa và khắc phục đó.
Vậy là IELTS CITY đã tổng hợp tất tần tật các quy tắc phát âm tiếng Anh cùng với một số lưu ý để luyện phát âm hiệu quả hơn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây các bạn có thể cải thiện phát âm tiếng Anh của mình tốt hơn mỗi ngày nhé.
Nếu bạn đang tìm cho mình một nơi luyện thi IELTS chất lượng tại TP.HCM, bạn có thể tham khảo các khóa học IELTS tại IELTS CITY nhé!