Describe an event – IELTS Speaking Part 2

Bên cạnh các chủ đề mô tả người, đồ vật hay nơi chốn, Describe an event (mô tả một sự kiện) cũng là đề bài rất phổ biến trong bài thi IELTS Speaking Part 2. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng IELTS CITY khám phá trọn bộ bí quyết từ vựng,  ngữ pháp và chiến lược cần thiết để chinh phục dạng bài này nhé!

Describe an event - IELTS Speaking Part 2
Describe an event – IELTS Speaking Part 2

1. Các đề bài IELTS Speaking Part 2: Describe an event

Với đề bài Describe an event, thông thường bạn sẽ gặp một số chủ đề phổ biến sau:

  • Describe an event that changed your life. (Mô tả một sự kiện nào đó làm thay đổi cuộc đời bạn).
  • Describe an event that you celebrated. (Mô tả một sự kiện mà bạn từng ăn mừng).
  • Describe a time when you felt unlucky. (Mô tả về một lần mà bạn cảm thấy không may mắn).
  • Describe a time when you helped a stranger. (Mô tả về một lần bạn giúp đỡ người lạ mặt).
  • Describe a time when you tried to do something but weren’t successful. (Mô tả về một lần bạn cố gắng làm gì đó nhưng không thành công).
  • Describe a holiday you went on. (Mô tả một kỳ nghỉ mà bạn từng đi).
  • Describe a holiday you would like to take in the future. (Mô tả một kỳ nghỉ mà bạn muốn đi trong tương lai).

Dưới đây là một số Cue Card mẫu cho dạng đề Describe an event này.

Describe an event that made you happy.

You should say:

  • What it was.
  • Where it happened.
  • How people felt about it.

And explain why it made you happy.

Describe an event that you attended recently.

You should say:

  • What it was.
  • Where it happened.
  • How people felt about it. 

And explain why you attended it. 

Describe an important event that you celebrated.

You should say:

  • What it was.
  • Where it happened.
  • How people felt about it.

And explain why it was important.

Các bạn hãy cùng IELTS CITY xem qua video sau để hiểu hơn về cách trả lời Describe an event trong IELTS Speaking Part 2 nhé!

YouTube video

2. Bố cục bài nói Describe an event

Để “giải quyết” bài nói Describe an event (Event Monologue), bài nói của bạn nên được thực hiện theo bố cục như sau:

Bước 1: What it was and when it happened. (Sự kiện đó là gì và xảy ra khi nào). Khi thực hiện bước này, bạn cần lưu ý một số điều như:

  • Sử dụng giới từ chỉ thời gian (Prepositions of time/ Time phrases).
  • Kết hợp sử dụng thì quá khứ đơn với quá khứ tiếp diễn hoặc quá khứ đơn với quá khứ hoàn thành để diễn tả bối cảnh xảy ra sự việc. 

Bước 2: Where/ Why it happened and who was involved (Sự kiện xảy ra ở đâu/ Vì sao sự kiện xảy ra và ai là người liên quan). Khi thực hiện bước này, bạn cần lưu ý một số điều như:

  • Sử dụng thể bị động để mô tả vị trí và nguyên nhân xảy ra sự kiện. 
  • Sử dụng giới từ chỉ nơi chốn (Prepositions of location).
  • Sử dụng mệnh đề quan hệ (Relative clause) và các từ vựng về nghề nghiệp, mối quan hệ để mô tả những người có liên quan đến sự kiện.

Bước 3: What happened (Đã xảy ra chuyện gì trong sự kiện đó). Khi thực hiện bước này, bạn cần lưu ý một số điều như:

  • Sử dụng thì quá khứ đơn với những cụm từ chỉ trình tự (Sequence markers).
  • Kết hợp sử dụng thì quá khứ đơn – quá khứ tiếp diễn, hoặc quá khứ đơn – quá khứ hoàn thành với trạng từ chỉ sự ngạc nhiên (Adverb of surprise).

Bước 4: Why it was special and how you felt about it (Lý do vì sao sự kiện đó đặc biệt và bạn cảm nhận về nó như thế nào). Khi thực hiện bước này, bạn cần lưu ý một số điều như:

  • Sử dụng các tính từ mô tả sự kiện và tính từ chỉ cảm xúc.
  • Sử dụng câu điều kiện loại ba và thì hiện tại hoàn thành để thể hiện tầm quan trọng của sự kiện đối với bạn.

3. Từ vựng sử dụng cho chủ đề Describe an event

3.1. Tính từ miêu tả cảm xúc (Adjective for feelings)

Bài nói của bạn sẽ trở nên có cảm xúc hơn khi bạn biết cách lồng ghép các tính từ miêu tả cảm xúc vào câu trả lời. Đối với tính từ chỉ cảm xúc, bạn cần phân loại thành hai loại cảm xúc tích cực và tiêu cực để sử dụng đúng ngữ cảnh hơn. 

Dưới đây là một số từ vựng miêu tả cảm xúc giúp bạn ghi điểm trong bài nói Describe an event của mình. 

Tính từ chỉ cảm xúc tích cựcTính từ chỉ cảm xúc tiêu cực
Amazed: ngạc nhiên, kinh ngạcAnxious: lo lắng, bồn chồn
Blissful: vô cùng hạnh phúcAshamed: xấu hổ, hổ thẹn
Confident: tự tinDepressed: trầm cảm, buồn bã
Content: hài lòngDespondent: chán nản, thất vọng
Elated: hạnh phúc, phấn chấn, hân hoanDiscouraged: nản lòng, tuyệt vọng
Enchanted: mê hoặc, say đắmDistressed: lo lắng, phiền muộn
Enthusiastic: nhiệt tìnhEnvious: đố kỵ, ghen tỵ
Euphoric: tràn đầy niềm vuiFrustrated: bất mãn, bực bội
Exultant: hân hoan, phấn chấnGuilty: tội lỗi, có tội
Fascinated: quyến rũ, mê hoặcHeartbroken: tan nát, đau lòng
Grateful: biết ơn, cảm kíchHumiliated: xấu hổ, nhục nhã
Jubilant: phấn khích, sung sướngInsecure: thiếu tự tin, không an toàn
Optimistic: lạc quanIrritated: bực mình, tức giận
Overjoyed: rất vui sướngMiserable: khốn khổ, đáng thương
Radiant: tươi cười, tươi tắnResentful: căm phẫn, oán giận
Satisfied: hài lòng, thỏa mãnSorrowful: đau buồn, u sầu
Thrilled: hào hứng, vui mừngTerrified: kinh sợ, sợ hãi

3.2. Tính từ mô tả sự kiện (Adjective for describing events)

Khi miêu tả về sự kiện, bạn sẽ cần một số tính từ chuyên để nói về chủ thể này. Việc đa dạng các tính từ mô tả về sự kiện như vậy sẽ giúp bạn ghi điểm hơn ở tiêu chí Lexical Resource nói riêng và tổng điểm bài thi IELTS Speaking Part 2 nói riêng.

Dưới đây là một số tính từ mô tả sự kiện bạn có thể tham khảo.

  1. Captivating: rất thú vị và thu hút
  2. Celebratory: ăn mừng một sự kiện quan trọng hay một dịp đặc biệt
  3. Colorful: nhiều màu sắc
  4. Enchanting: rất thu hút và gây hứng thú
  5. Exhilarating: rất thú vị, rất vui nhộn
  6. Grand: gây ấn tượng, hoành tráng
  7. Inspiring: truyền cảm hứng
  8. Majestic: gây ấn tượng bởi quy mô hoặc vẻ đẹp
  9. Momentous: rất quan trọng (được dùng khi nói về một điều gì đó rất quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả quan trọng cuối cùng)
  10. Noteworthy: thú vị (được dùng khi nói về một điều gì khác lạ, xứng đáng nhận được sự chú ý từ mọi người)
  11. Opulent: được tạo nên hoặc được trang trí bởi những vật liệu đắt đỏ
  12. Remarkable: xuất sắc, phi thường, đặc biệt (được dùng khi nói về một điều gì khác thường, làm người khác phải ngạc nhiên vì tính mới lạ đó)
  13. Sensational: gây nên sự xúc động, gây ra sự giật gân
  14. Spectacular: rất ấn tượng
  15. Thrilling: rộn ràng, thú vị
  16. Unforgettable: Không thể quên được vì quá ấn tượng, quá đẹp, quá thú vị
  17. Unique: độc đáo
  18. Upscale: sang trọng (nghĩa tương đương với high-end, luxurious)
  19. Vibrant: rực rỡ, gây ấn tượng sâu sắc
  20. Wonderful: phi thường, kỳ diệu

3.3. Từ vựng chỉ mối quan hệ (relationship)

Khi trình bày về chủ đề Describe an event, bạn cần chỉ ra ai là người có liên quan đến sự kiện đó. Lúc này bạn sẽ cần đến những từ vựng chỉ mối quan hệ giữa bạn và người liên quan. Dưới đây là một số từ vựng giúp bạn hoàn thiện câu trả lời của mình.

Mối quan hệ gia đình

  1. Bitter divorce: ly thân (do có xích mích tình cảm)
  2. Broken home: gia đình tan vỡ
  3. Carefree childhood: tuổi thơ êm đềm (không phải lo lắng gì cả)
  4. Distant relative: họ hàng xa (cũng thuộc trong họ hàng nhưng ko gần gũi)
  5. Divorce: ly dị, sự ly dị
  6. Dysfunctional family: gia đình không êm ấm (các thành viên trong gia đình không yêu thương nhau, hay tranh chấp, cãi vã…)
  7. Extended family: gia đình mở rộng (bao gồm ông bà, cô chú bác, cậu, mợ…)
  8. Immediate family: gia đình ruột thịt (bao gồm ba, mẹ & anh chị em ruột)
  9. Loving family (close-knit family): gia đình êm ấm (mọi thành viên trong gia đình đều yêu thương nhau, có quan hệ tốt)
  10. Messy divorce: ly thân và có tranh chấp tài sản
  11. Nuclear family: gia đình hạt nhân (gồm có bố mẹ và con cái)
  12. Troubled childhood: tuổi thơ khó khăn (nghèo khó, bị lạm dụng…)

Mối quan hệ bạn bè

  1. A frenemy: một người vừa là bạn vừa là thù
  2. A friend of a friend: Người mà bạn biết vì là bạn của bạn bạn
  3. A trusted friend: một người bạn tin cậy
  4. Ally: bạn đồng minh
  5. Be no friend of: không thích ai, cái gì
  6. Casual acquaintance: người mà bạn không biết rõ lắm
  7. Fair-weather friend: bạn phù phiếm (người bạn mà khi bạn cần thì không có mặt, không thật lòng tốt với bạn)
  8. Have friends in high places: người bạn quan trọng/ có tầm ảnh hưởng
  9. On-off relationship: bạn bình thường
  10. Someone you know from work: người bạn biết qua công việc (hoặc qua những nhóm có cùng sở thích)
  11. Someone you know to pass the time of day with: người mà bạn biết qua loa khi gặp trong ngày
  12. Soul mate: bạn tri kỷ
  13. Workmate: bạn đồng nghiệp

Mối quan hệ công việc

  1. Boss: sếp
  2. Business partner: đối tác doanh nghiệp
  3. Client: khách hàng
  4. Convention: hội nghị
  5. Coworker/ workmate/colleague: đồng nghiệp
  6. Customer: khách hàng
  7. Delegate: Đại biểu
  8. Presentation: bài thuyết trình
  9. Schedule: lên lịch
  10. Staff: nhân viên

3.4. Từ vựng chỉ nghề nghiệp (occupation)

Bên cạnh từ vựng chỉ mối quan hệ, bạn cũng có thể sử dụng những từ vựng, collocations liên quan đến nghề nghiệp để nói về đối tượng liên quan đến sự kiện. Dưới đây là một số từ vựng giúp bạn ghi điểm trong bài nói của mình. 

  1. A dead-end job: Một công việc không có cơ hội thăng tiến
  2. A good team player: Người hợp tác tốt với người khác trong công việc
  3. A heavy workload: Khối lượng công việc lớn
  4. A nine-to-five job: Công việc làm 8 tiếng/ngày
  5. Fire: Sa thải
  6. Job satisfaction: Sự hài lòng đối với công việc
  7. Manual work: Công việc tay chân
  8. Maternity leave: Nghỉ thai sản
  9. Overtime: Làm thêm giờ
  10. Resign/Quit: Nghỉ việc
  11. Retire: Nghỉ hưu
  12. Salary/Wages: lương
  13. Shift: ca làm việc
  14. To be self-employed: Có công việc kinh doanh riêng/Tự mình làm chủ
  15. To be stuck behind a desk: Mắc kẹt trong công việc bàn giấy buồn chán
  16. To be well paid: Được trả lương hậu hĩnh
  17. To be/get stuck in a rut: Mắc kẹt trong một công việc nhàm chán nhưng lại rất khó bỏ
  18. To meet a deadline: Hoàn thành công việc đúng hạn
  19. To take early retirement: Nghỉ hưu sớm
  20. Vacancy: vị trí còn trống

3.5. Redundant languages

Redundant language là những cụm từ được người bản ngữ sử dụng đầu mỗi câu nói nhằm tăng tính tự nhiên. Bản chất của những từ này không có một ý nghĩa cụ thể nào và cũng không ảnh hưởng đến ý nghĩa chính của câu. 

Tuy nhiên, việc sử dụng linh hoạt redundant language sẽ giúp bạn tăng điểm ở tiêu chí Coherence & Fluency. Đồng thời cho phép bạn có thêm thời gian để suy nghĩ ý tưởng và giúp bài nói của bạn trở nên tự nhiên hơn. Dưới đây là một số Redundant Language phổ biến.

Nói về một sự thật nào đó

  • Well, honestly speaking
  • Well, frankly speaking
  • Well, to be honest
  • Well, to be frank
  • From my point of view

Nói về một việc bạn khá chắc chắn

  • Okay, certainly
  • Sure, obviously
  • Well, it’s safe for me to say that
  • Needless to say
  • Yes of course

 Nói về một việc bạn không chắc chắn

  • I can’t say for sure, but you know…
  • Well, It’s hard to say for certain, but you know…
  • Wow, I have never considered this matter before, but…
  • Well, let me think…

Từ chối một điều gì đó

  • For me, the answer is obviously no.
  • It’s certainly a straight no for me.
  • You might not know this, but I don’t think…

Ví dụ:

Well, to be honest one of the most striking holidays I’ve still remembered vividly is…

Thành thật mà nói một trong những kỳ nghỉ nổi bật nhất mà tôi vẫn nhớ rõ đó là…

3.6. Cụm từ chỉ trình tự (Sequence Markers)

Sử dụng Sequence Markers sẽ giúp câu trả lời của bạn có sự sắp xếp logic và dễ theo dõi hơn. Người nghe sẽ dễ dàng hiểu được thứ tự trước sau của các sự kiện xảy ra và nhờ vậy câu trả lời của bạn cũng trở nên mạch lạc. Dưới đây là một số Sequence Markers phổ biến nhất.

Sequence marker là một trong những loại linking words hay giúp bạn ghi điểm trong tiêu chí Coherence and Fluency trong IELTS Speaking!

Cụm từ chỉ sự bắt đầu (Beginning phrases)

  • At first: Đầu tiên
  • To start with / To begin with: Để bắt đầu
  • Initially: Ban đầu
  • First of all: Thứ nhất

Ví dụ:

Initially, we decided to travel the North of Vietnam. 

Lúc đầu chúng tôi quyết định đi du lịch miền Bắc Việt Nam. 

Cụm từ chỉ sự tiếp tục (Continuing phrases)

  • Next (Tiếp theo)
  • As soon as / Straight away (Ngay khi)
  • By the time that (Đến lúc đó)
  • Afterward (Sau đó)
  • Following on from that (Sau thời điểm đó)

Ví dụ:

Following on from that, we have never seen each other anymore.

Sau thời điểm đó chúng tôi không bao giờ còn nhìn thấy nhau nữa.

Cụm từ chỉ sự kết thúc (Ending phrases)

  • Finally: Cuối cùng
  • At the end: Sau cùng
  • Eventually: Rốt cuộc là
  • At last: Cuối cùng

Ví dụ:

Eventually I ended up with breaking up with him.

Rốt cuộc là tôi đã đi đến quyết định chia tay anh ta.

3.6. Trạng từ chỉ sự ngạc nhiên

Nhằm giúp cho phần trình bày của bạn được lôi cuốn hơn, bạn có thể sử dụng thêm trạng từ chỉ sự ngạc nhiên để “nhấn nhá” thêm cho câu nói của mình. Một số trạng từ có thể kể đến như:

  • Unexpectedly: Bất ngờ, đột xuất, gây ngạc nhiên
  • To one’s surprise: Làm ai đó ngạc nhiên
  • Out of the blue: Bất ngờ, không báo trước
  • Unbelievably: Không thể tin được
  • Incredibly: Ngoài sức tưởng tượng

4. Cấu trúc ngữ pháp cho chủ đề Describe an event

4.1. Mệnh đề quan hệ (Relative Clause)

Để đề cập đến một sự kiện hoặc một ai đó liên quan đến sự kiện của bạn, thay vì nói những câu đơn, bạn có thể sử dụng mệnh đề tính ngữ để liên kết hai câu với nhau và ghi điểm ở tiêu chí Grammatical Range & Accuracy. 

Ví dụ:

Thay vì nói: I was extremely grateful for my friends. They helped me a lot to prepare for my birthday party. 

Hãy nói: I was extremely grateful for my friends, who helped me a lot to prepare for my birthday party. 

4.2. Cấu trúc câu bị động (Passive Voice)

Cấu trúc câu bị động khi áp dụng vào dạng bài Describe an event có thể dùng để mô tả vị trí và nguyên nhân tổ chức sự kiện. Thay vì dùng cấu trúc câu chủ động quen thuộc, bạn có thể linh động cấu trúc bị động để tăng điểm cho tiêu chí Grammatical Range & Accuracy của mình.

Ví dụ: 

Thay vì nói: My family and I celebrated my birthday party at home. 

Gia đình tôi và tôi đã tổ chức sinh nhật ở nhà

Hãy nói: My birthday party was celebrated at home with my family. 

Buổi tiệc sinh nhật của tôi đã được tổ chức tại tư gia cùng gia đình. 

4.3. Câu điều kiện loại 3 (3rd Conditional)

Thông thường các dạng bài liên quan đến Describe an event đều sẽ yêu cầu bạn kể về một sự việc xảy ra trong quá khứ. Do đó, để nhấn mạnh tầm quan trọng/ vai trò của sự kiện, bạn có thể sử dụng câu điều kiện loại 3.

Cấu trúc câu điều kiện loại 3:

If + past perfect, would(n’t) / could(n’t) /might(n’t) + have + past participle

Ví dụ:

If I had had a chance to tell her the truth, I wouldn’t have been stuck in the guilty feelings. 

Nếu tôi có cơ hội nói cho cô ấy nghe sự thật, có lẽ tôi đã không bị mắc kẹt trong cảm giác tội lỗi này.   

4.4. Concluding expressions

Khi kết thúc bài nói, bạn có thể gây ấn tượng với giám khảo bằng cách sử dụng Concluding expressions để bày tỏ bạn rất luyến tiếc với những gì xảy ra, hoặc kết thúc phần trình bày một cách đầy cảm xúc. Một số Concluding expressions bạn có thể sử dụng như:

For me, it was a truly unforgettable/ memorable / remarkable / horrible experience for me to go through. 

Với tôi đây thực sự là một trải nghiệm không thể quên.

That was the most enjoyable / fascinating event I have ever attended. 

Đó thực sự là sự kiện thú vị nhất tôi từng được tham dự.

I learned a lot through this experience that… 

Tôi đã học được rất nhiều điều từ trải nghiệm này rằng…

– It was a rewarding experience which helped me learn a lot…

Đó là một trải nghiệm quý giá giúp tôi học hỏi được nhiều…

5. Bài mẫu Describe an event

 5.1. Describe an event that made you happy

Đề bài:

Describe an event that made you happy
You should say:
– What it was.
– Where it happened.
– How people felt about it.
And explain why it made you happy.

Bài mẫu:

Well, one event that truly brought me immense happiness was my graduation ceremony from university. It was a momentous occasion that took place at the grand auditorium of our university campus.

The atmosphere was electric; everyone, including my family, friends, and fellow graduates, was brimming with joy and excitement. The auditorium was filled to capacity, and you could feel the palpable sense of achievement in the air. My parents were beaming with pride, and my friends and I couldn’t stop smiling.

What made this event so special to me was not just the sense of accomplishment that came with earning my degree, but also the culmination of years of hard work, dedication, and sacrifices. It was a moment when all the late-night study sessions, challenging exams, and academic hurdles felt worthwhile.

Furthermore, this event was a testament to the support and encouragement I received from my loved ones throughout my academic journey. Their presence at the ceremony symbolized the shared joy and the sense of achievement that we all felt together.

But, beyond the academic success and the pride of my loved ones, what truly made me happy was the realization that this graduation was the beginning of a new chapter in my life. It opened doors to exciting opportunities and adventures, and it marked the start of my journey into the professional world.

In conclusion, my graduation ceremony stands out as a moment of profound happiness in my life. It was a celebration of personal achievement, the culmination of hard work, and the start of a promising future. The joy I felt on that day was not just about the event itself but also about what it symbolized in terms of my growth and future prospects.

Từ vựng:

  • Momentous (adj.): quan trọng, đáng chú ý
  • Palpable (adj.): có thể cảm nhận được, rõ rệt
  • Culmination (n.): sự đạt đỉnh điểm, sự đỉnh điểm
  • Hurdle (n.): chướng ngại vật, rào cản
  • Profound (adj.): sâu sắc, thâm sâu

 5.2. Describe an event that you attended recently

Đề bài:

Describe an event that you attended recently.
You should say:
– What it was.
– Where it happened.
– How people felt about it. 
And explain why you attended it. 

Bài mẫu:

The recent event that I had the pleasure of attending was a live music concert by the world-famous duo, The Chainsmokers. This electrifying concert took place at our city’s largest outdoor stadium, which is well-known for hosting major musical events.

The atmosphere at the concert was absolutely electric. People from all walks of life, including devoted fans of The Chainsmokers, music enthusiasts, and families, gathered there with tremendous excitement and anticipation. The stadium was packed to its capacity, and the collective energy and enthusiasm of the audience were truly remarkable.

The audience’s feelings towards the concert were overwhelmingly positive. There was an air of anticipation and thrill as we all eagerly awaited The Chainsmokers to take the stage. As soon as they started performing, the crowd erupted into cheers and applause. Throughout the concert, people were passionately singing along, dancing, and swaying to the infectious beats. The connection between the band and the audience was palpable, creating an unforgettable experience.

The reason I attended this concert was two-fold. Firstly, I am a devoted fan of The Chainsmokers, and this was a once-in-a-lifetime opportunity to witness their live performance in my city. Their music has had a profound impact on my life, and I couldn’t pass up the chance to experience it live.

Secondly, attending the concert was a way for me to unwind and relax. Life can be quite demanding, and this event allowed me to take a break from my daily routine and immerse myself in a night of music, lights, and pure entertainment. It was a chance to create lasting memories and share a special moment with friends who share my passion for The Chainsmokers’ music.

In conclusion, attending The Chainsmokers’ live music concert was an exhilarating experience that left me with a sense of joy and fulfillment. It allowed me to witness an incredible performance, feel the positive energy of the enthusiastic crowd, and take a much-needed break from the demands of daily life. The memories of that night will be cherished for a lifetime.

Từ vựng:

  1. Electrifying (adj.): sống động, sôi nổi
  2. Devoted (adj.): tận tụy, trung thành
  3. Palpable (adj.): có thể cảm nhận được, rõ ràng
  4. Exhilarating (adj.): đầy phấn khích, làm sôi động

Tham khảo một số bài mẫu khác thuộc chủ dạng Describe an event:

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Nếu đề bài yêu cầu mô tả một sự kiện mình chưa từng trải qua?

Vì bài thi IELTS không chấm điểm dựa trên tính “thật – giả” của sự kiện bạn trình bày nên bạn có thể tưởng tượng một sự kiện bất kỳ. Tuy nhiên đừng khiến mọi thứ trở nên phức tạp bằng việc nghĩ đến những sự kiện quá xa vời. Bạn chỉ nên liên tưởng đến những sự kiện gần gũi có thể tạo cảm hứng để bạn nói được nhiều hơn. 

6.2. Không sáng tạo trong câu trả lời có bị trừ điểm không?

Bạn sẽ không bị trừ điểm kể cả khi trình bày về một sự kiện không quá mới mẻ. Vì tiêu chí chấm điểm IELTS không nằm ở tính sáng tạo. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên quá đóng khuôn bản thân trong những câu trả lời máy móc. Tốt nhất là bạn nên nói những gì mình thực sự nghĩ và đảm bảo cho câu trả lời được tự nhiên nhất.

Như vậy IELTS CITY vừa chia sẻ cùng bạn tổng quan và cũng không kém phần chi tiết về cách chinh phục bài thi IELTS Speaking Part 2 dạng Describe an event. Chúc bạn luyện tập thuần thục dạng bài này và chinh phục thành công mục tiêu IELTS của mình trong bài thi thực tế nhé!

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ IELTS
2 TUẦN MIỄN PHÍ

Trải nghiệm môi trường luyện thi IELTS chuẩn quốc tế,
Cam kết đầu ra IELTS 7.0+!