IELTS CITY

Cách viết Writing task 1 chi tiết nhất 2024

Tuy IELTS Writing Task 1 chiếm tỉ trọng điểm ít hơn Task 2 trong IELTS Writing, các bạn cần phải thành thạo kỹ năng phân tích số liệu và khả năng nhìn biểu đồ tốt để có thể thực hiện tốt bài viết Task 1. Tại bài viết này, IELTS CITY sẽ hướng dẫn cách viết IELTS Writing Task 1 Academic cho từng dạng bài đầy đủ và chi tiết nhất!

Hướng dẫn cách viết IELTS Writing chi tiết từng dạng bài
Hướng dẫn cách viết IELTS Writing Task 1 chi tiết từng dạng bài

1. Tổng quan về IELTS Writing Task 1

1.1. IELTS Writing Task 1 là gì?

IELTS Writing Task 1 là một phần thi đầu tiên trong kỹ năng Writing trong IELTS. Task 1 yêu cầu thí sinh viết một bài luận ngắn dựa trên dữ liệu thống kê trên các biểu đồ trong IELTS Writing Academic và viết thư, email trong IELTS Writing General. Phần Task 1 chỉ chiếm 1/3 số điểm và yêu cầu tối thiểu 150 từ, vì vậy thời gian dành cho phần này chỉ nên giới hạn trong vòng 20 phút.

🎥Cùng xem tóm lược về IELTS Writing Task 1 qua video sau:

How to write Task 1 IELTS

1.2. Tiêu chí chấm điểm IELTS Writing Task 1

IELTS Writing Task 1 chiếm 1/3 tổng số điểm kỹ năng Writing của bài thi IELTS. Điểm của IELTS Writing Task 1 sẽ được chấm dựa vào 4 tiêu chí sau:

  • Task Achievement: đáp ứng yêu cầu đề bài
  • Coherence and cohesion: mạch lạc
  • Lexical resource: Từ vựng phong phú
  • Grammatical range and accuracy: Ngữ pháp đa dạng và chính xác

📖 Những tiêu chí trên được mô tả rất chi tiết tại Band Descriptor IELTS Writing Task 1

2. Các dạng đề Writing Task 1

Vậy IELTS Writing Task 1 có bao nhiêu dạng? Đề thi IELTS Writing Task 1 sẽ được chia thành 7 dạng biểu đồ:

  • Line Graph (Biểu đồ đường)
  • Bar Chart (Biểu đồ cột)
  • Pie chart (Biểu đồ tròn)
  • Table (Bảng biểu)
  • Map (Bản đồ)
  • Process (Quy trình)
  • Mixed Charts (Biểu đồ kết hợp)

Các bạn hãy cùng IELTS CITY tiếp tục tìm hiểu chi tiết các dạng biểu đồ trong IELTS Writing Task 1 phía sau nhé!

2.1. Dạng Line graph (Biểu đồ đường)

line graph ielts writing task 1
Biểu độ dạng Line Graph trong IELTS Writing Task 1

Biểu đồ đường (Line graph) là một dạng biểu đồ số liệu khá phổ biến trong phần thi Task 1 của kỹ năng Writing – Academic Module. Biểu đồ đường thẳng thường yêu cầu người viết theo dõi các xu hướng của một hoặc nhiều đối tượng qua một khoảng thời gian nhất định.

Biểu đồ đường luôn có những yếu tố sau là đặc điểm nhận dạng chính:

  • Hình thức thể hiện: là một hoặc nhiều đường thẳng được thể hiện với màu sắc hoặc hoa văn khác nhau – mỗi đường đại diện cho một đối tượng cụ thể.
  • Trục hoành (horizontal axis): là trục thể hiện khung thời gian mà trong đó các đối tượng được ghi lại số liệu qua nhiều mốc thời gian khác nhau. Những mốc thời gian này có thể được thể hiện bằng nhiều đơn vị khác nhau, ví dụ: năm, tháng, giờ, v.v.
  • Trục tung (vertical axis): là trục thể hiện đại lượng & đơn vị của số liệu. Có 3 loại đại lượng chính trong Task 1, cụ thể là số lượng (number), lượng (amount), và tỉ lệ phần trăm (percentage/proportion). Đơn vị của số liệu thông thường phụ thuộc vào loại dữ liệu đang được đề cập đến trong biểu đồ.
    Ví dụ: nếu loại dữ liệu được đề cập đến là sự chi tiêu, đơn vị thường là đơn vị tiền tệ ($, €, £,…); nếu loại dữ liệu được đề cập đến là sự sản xuất năng lượng, đơn vị có thể được thể hiện bằng phần trăm (%) hoặc đơn vị năng lượng (kWh)

Độ phổ biến:

Nhìn chung, có thể ước chừng tần suất xuất hiện của dạng biểu đồ đường thẳng là tầm khoảng 30-40%, làm cho dạng này trở thành một trong những dạng biểu đồ phổ biến nhất trong phần thi IELTS Writing Task 1.

Độ khó:

Biểu đồ đường là dạng biểu đồ có mức độ khó ở mức trung bình – dễ. Độ khó thường phụ thuộc vào số lượng đường xuất hiện trên biểu đồ và tính chất của xu hướng của chúng (xu hướng thất thường hay đều).

Ví dụ: giữa hai biểu đồ A và B được cung cấp ở dưới, biểu đồ A có thể được cho là thử thách hơn biểu đồ B, do biểu đồ A cho thấy 3 đường có xu hướng tương đối thất thường, so với 3 đường có xu hướng đều dần được thấy ở biểu đồ B.

Biểu đồ đường thẳng cho thấy những biến đối trong số liệu của nhiều đối tượng qua một khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian đó, có những mốc số liệu đặc biệt mà có thể được coi là những đặc điểm chính trong biểu đồ và vì vậy nên được đề cập đến trong bài viết. Những mốc này bao gồm:

  • Điểm mốc cao nhất (hoặc thấp nhất) của các đường: Điểm cao nhất và thấp nhất là những điểm mốc đặc biệt trong biểu đồ. Chúng cho thấy cực điểm trong xu hướng của các đối tượng. Thông thường, một khi chạm những điểm mốc này, xu hướng của các đối tượng sẽ sớm thay đổi sau đó.
  • Điểm chuyển quỹ đạo xu hướng hoặc cường độ xu hướng: Là những điểm đánh dấu sự chuyển giao từ một xu hướng sang một xu hướng khác, hoặc là những điểm mà từ đó cường độ của xu hướng sẵn có tăng lên (đường thẳng trở nên dốc hơn) hoặc giảm đi (đường thẳng phẳng xuống)
  • Điểm cắt nhau giữa hai đường thẳng: Trong loại biểu đồ đường có hai hoặc nhiều đối tượng, những đường thẳng có thể giao nhau ở một thời điểm nhất định do xu hướng đặc thù của chúng. Việc này xảy ra có nghĩa rằng một đối tượng vượt qua một (hoặc nhiều) đối tượng khác trong chỉ số.

Xem chi tiết: Cách viết Line Graph IELTS Writing Task 1

2.2. Dạng Bar chart (Biểu đồ cột)

Bar Chart - IELTS Writing Task 1
Biều đồ Bar Chart trong IELTS Writing Task 1

Biểu đồ cột (Bar chart) là một dạng biểu đồ số liệu có độ phổ biến cao trong phần thi Task 1 của kỹ năng Writing – Academic Module. Nhìn chung, có hai loại biểu đồ cột:

  • Biểu đồ cột – xu hướng: yêu cầu người viết theo dõi các xu hướng của một hoặc nhiều đối tượng qua một khoảng thời gian nhất định.
  • Biểu đồ cột – so sánh: yêu cầu người viết so sánh số liệu giữa nhiều đối tượng khác nhau tại một thời điểm nhất định.

Biểu đồ cột thường có những yếu tố sau là đặc điểm nhận dạng chính:

  • Hình thức thể hiện: Nó bao gồm các cột hình chữ nhật có độ rộng bằng nhau. Các cột được sắp xếp theo chiều ngang hoặc dọc. Chiều cao hoặc chiều dài của mỗi cột đại diện cho kích thước hoặc số lượng dữ liệu được trình bày. Biểu đồ có thể bao gồm nhiều cột, đại diện cho các nhóm hoặc loại dữ liệu khác nhau.
  • Biểu đồ có thể cũng bao gồm thông tin bổ sung, chẳng hạn như hướng dẫn hoặc chú thích, để giúp hiểu rõ hơn.
  • Trục thể hiện đại lượng có thể là trục hoành hoặc trục tung): là trục thể hiện đại lượng & đơn vị của số liệu. Có 3 loại đại lượng chính trong Task 1, cụ thể là số lượng (number), lượng (amount), và tỉ lệ phần trăm (percentage/proportion). Đơn vị của số liệu thông thường phụ thuộc vào loại dữ liệu đang được đề cập đến trong biểu đồ.
    Ví dụ: nếu loại dữ liệu được đề cập đến là sự chi tiêu, đơn vị thường là đơn vị tiền tệ ($, €, £,…); nếu loại dữ liệu được đề cập đến là sự sản xuất năng lượng, đơn vị có thể được thể hiện bằng phần trăm (%) hoặc đơn vị năng lượng (kWh)

Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất đặc thù của loại biểu đồ cột mà biểu đồ sẽ có những đặc điểm riêng sau:

Đối với biểu đồ cột – xu hướng:

Trục thể hiện thời gian (có thể là trục hoành hoặc trục tung): là trục thể hiện khung thời gian mà trong đó các đối tượng được ghi lại số liệu qua nhiều mốc thời gian khác nhau. Những mốc thời gian này có thể được thể hiện bằng nhiều đơn vị khác nhau, ví dụ: năm, tháng, giờ, v.v.

Đối với biểu đồ cột – so sánh:

Trục thể hiện hạng mục (có thể là trục hoành hoặc trục tung): là trục đại diện cho các tiêu chí, các mảng hoặc các hạng mục khác nhau, trong đó chứa số liệu của từng đối tượng.
Ví dụ:

Trong ví dụ trên của loại biểu đồ cột – so sánh, hai đối tượng được so sánh với nhau là Men và Women.

Hai đối tượng này được so sánh ở 6 hạng mục – là những môn học được nêu tên ở trục hoành. Ở từng hạng mục, hai đối tượng đều có dữ liệu riêng và sẽ khác khi thay đổi qua hạng mục khác.

Độ phổ biến:

Biểu đồ cột là một loại biểu đồ phổ biến khác trong IELTS task 1, đặc biệt khi yêu cầu là so sánh dữ liệu giữa các hạng mục hoặc mảng khác nhau. Nhìn chung, tần suất xuất hiện chiếm khoảng 25-30% trong số các biểu đồ Task 1.

Độ khó:

Biểu đồ cột là dạng biểu đồ có mức độ khó ở mức trung bình – khó. Độ khó thường phụ thuộc vào số lượng cột xuất hiện trên biểu đồ, đồng nghĩa với lượng dữ liệu mà thí sinh cần phải xử lý, chọn lọc và so sánh.

Biểu đồ đường thẳng cho thấy những biến đối trong số liệu của nhiều đối tượng qua một khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian đó, có những mốc số liệu đặc biệt mà có thể được coi là những đặc điểm chính trong biểu đồ và vì vậy nên được đề cập đến trong bài viết. Những mốc này bao gồm:

  • Điểm cao nhất (hoặc thấp nhất) của các cột: Điểm cao nhất và thấp nhất là những điểm đặc biệt trong biểu đồ cột. Chúng cho thấy cực điểm của các đối tượng ở một mốc thời gian hoặc ở một hạng mục nhất định. Bằng cách chọn tả những điểm này, thí sinh cho thấy được khả năng chọn lọc thông tin của mình.
  • Điểm cho thấy sự cách biệt lớn nhất (hoặc nhỏ nhất) giữa các cột: Khoảng cách giữa các cột là một trong những yếu tố đáng chú ý trong dạng biểu đồ cột nói chung, và ở loại so sánh nói riêng. Ở những điểm mốc thời gian hoặc ở những hạng mục nơi khoảng cách giữa các đối tượng là rõ ràng nhất (hoặc ngược lại), sự so sánh giữa những đối tượng sẽ trở nên đặc biệt và nổi bật hơn. Dĩ nhiên, việc chọn tả những điểm này sẽ cho thấy được khả năng chọn lọc và so sánh thông tin của thí sinh.

2.3. Dạng Table (Bảng)

table ielts writing task 1
Đề dạng Table trong IELTS Writing Task 1

Bảng biểu (Table) là một dạng biểu đồ khác thường xuất hiện trong IELTS Writing Task 1. Chúng trình bày dữ liệu một cách rõ ràng và có tổ chức: bao gồm các hàng và cột, thể hiện các đối tượng và các hạng mục khác nhau. Bảng biểu thường yêu cầu thí sinh so sánh số liệu giữa các đối tượng qua nhiều mốc thời gian khác nhau hoặc ở nhiều hạng mục khác nhau.

Những yếu tố sau đây là đặc điểm nhận dạng chính cho bảng biểu:

Hàng (rows) & Cột (columns): là hình thức tổ chức thông tin chính trong bảng biểu. Hệ thống hàng và cột thể hiện các đối tượng và các hạng mục khác nhau.
Hạng mục: bảng thường có các hạng mục hoặc các mảng, các nhóm được xác định ở cột bên trái ngoài cùng. Các mục này có thể là quốc gia, sản phẩm, nhóm tuổi, thời gian, v.v.
Đơn vị đo lường: Bảng thường bao gồm các đơn vị đo lường cho dữ liệu, chẳng hạn như đô la, kilôgam, phần trăm hoặc năm.

Độ phổ biến:

Tần suất xuất hiện của dạng bảng biểu rơi vào khoảng 10-15% trong phần thi Task 1. Chúng có thể xuất hiện như là một dạng bảng biểu riêng lẻ hoặc xuất hiện chung cùng với những dạng biểu đồ khác như biểu đồ đường thẳng hoặc biểu đồ tròn (Dạng Mixed Charts).

Độ khó:

Bảng biểu là dạng biểu đồ có mức độ ở mức trung bình – khó. Độ khó của bảng biểu phụ thuộc vào số lượng hàng và cột xuất hiện trong bảng.

Để làm bài dạng Table, cần để ý những đặc điểm sau đây:

  • Xu hướng & sự so sánh: Bạn nên xác định bất kỳ xu hướng hoặc so sánh nào được hiển thị trong bảng. Điều này có thể bao gồm làm nổi bật các giá trị cao nhất và thấp nhất hoặc chỉ ra bất kỳ thay đổi đáng kể nào theo thời gian hoặc giữa các hạng mục.
  • Pattern: ám chỉ một trật tự hoặc trình tự nhất được lặp lại nhiều lần cho một số liệu, hoặc giữa nhiều số liệu với nhau. Việc để ý đến những trật tự này cho phép ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa những đối tượng đang được so sánh với nhau.

2.4. Dạng Pie chart (Biểu đồ tròn)

pie chart ielts writing task 1
Biểu đồ Pie Chart trong IELTS Writing Task 1

Biểu đồ hình tròn (Pie chart) được đặc trưng bởi một hình tròn được chia ra thành nhiều danh mục khác nhau. Mỗi danh mục là thành phần chiếm một tỷ lệ riêng trong một tổng thể chung. Thông thường, dạng này trình bày 2 hoặc nhiều biểu đồ tròn và yêu cầu người viết so sánh sự khác nhau trong tỷ trọng từng thành phần tương ứng giữa các biểu đồ

Độ phổ biến:

Biểu đồ hình tròn là một loại biểu đồ ít phổ biến hơn trong IELTS task 1, nhưng vẫn xuất hiện khá thường xuyên. Thông thường, biểu đồ hình tròn chiếm khoảng 10-15% số biểu đồ được cho ra trong phần thi Task 1.

Độ khó:

Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ có mức độ ở mức trung bình – khó. Độ khó của bảng biểu phụ thuộc vào số lượng danh mục có trong mỗi biểu đồ, cũng như là số lượng biểu đồ mà thí sinh cần bao hàm.

Để làm bài dạng Pie chart, cần để ý những đặc điểm sau:

  • Các danh mục chung giữa các biểu đồ: những danh mục chung giữa các biểu đồ tròn là cơ hội cho người viết đưa ra sự so sánh cần thiết để đáp ứng yêu cầu của loại biểu đồ này. Bằng việc so sánh tỉ lệ của những danh mục chung giữa các biểu đồ, người viết có thể làm rõ ra được những điểm tương đồng hoặc tương phản giữa các đối tượng.
  • Các thành phần có tỷ lệ lớn nhất: đây là những số liệu đặc biệt mà thí sinh nên bao hàm trong bài viết của mình
  • Các thành phần có tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau: những thành phần chiếm tỷ lệ giống nhau có thể được gộp nhóm chung lại với nhau nhằm giản lược bớt đi việc liệt kê nhiều thông tin không cần thiết.

2.5. Dạng Map (Bản đồ)

map ielts writing task 1
Đề dạng maps trong IELTS Writing task 1

Bản đồ (Map) là dạng sơ đồ hình và gần như không bao gồm số liệu. Dạng bản đồ thông thường bao gồm một hoặc nhiều sơ đồ cùng một khu vực nhưng ở các mốc thời điểm khác nhau, và yêu cầu người viết mô tả lại những sự thay đổi có thể được chứng kiến trong khu vực.

Đặc điểm nhận dạng của biểu đồ:

Dạng bản đồ có 2 hình thức thể hiện:

  • Sơ đồ mặt bằng công trình: minh họa tổ chức không gian bên trong một công trình ở một tầng nhất định. Các đối tượng được minh hoạ chủ yếu bao gồm các phòng, các khu không gian và các trang thiết bị.
  • Bản đồ khu đất: minh hoạ sự bố trí các khu vực chức năng khác nhau trên một diện rộng; ví dụ: một thị trấn hoặc một công viên, khuôn viên trường đại học, v.v. Các đối tượng được minh hoạ chủ yếu bao gồm các công trình, giao thông, mảng xanh, v.v.

Bản đồ là một trong những dạng ít phổ biến hơn trong IELTS Writing Task 1 – tỉ lệ xuất hiện chỉ chiếm khoảng 5-10% số biểu đồ được cho ra trong Task 1. Các bản đồ được ra chủ yếu rơi vào một trong hai dạng là dạng có bản đồ và dạng có nhiều bản đồ.

  • Dạng maps có 1 bản đồ:
    • Loại không có thời gian: Loại Maps này thường sẽ chỉ cần so sánh và làm rõ các điểm khác biệt giữa 2 địa điểm trong bản đồ. Đây là dạng hiếm gặp, tuy nhiên vẫn có khả năng xuất hiện trong kỳ thi.
    • Loại có thời gian: Dạng này cũng ít khi gặp trong bài thi, tuy nhiên vẫn có xác suất xuất hiện.Tuy chỉ có 1 bản đồ duy nhất, nhưng các sự thay đổi theo thời gian và khu vực vẫn được thể hiện bằng màu sắc hay ký hiệu, và người viết cần chỉ ra được những sự thay đổi này.
  • Dạng maps có nhiều bản đồ: Đây là dạng bài Maps phổ biến hơn, thường sẽ có 2-3 bản đồ của cùng một khu vực nhưng ở các mốc thời gian khác nhau. Người viết cần chỉ ra được các sự thay đổi và phát triển này, đồng thời dựa vào khoảng thời gian đề bài cho để sử dụng đúng các thì trong tiếng Anh.

Do tính chất của dạng bản đồ là so sánh những sự khác biệt giữa các bài trí không gian khác nhau, người viết nên tập trung vào những điểm sau giữa các bản đồ khi làm bài:

  • Những khu vực cho thấy nhiều sự khác biệt: đây là những khu vực giúp tách biệt đặc điểm riêng của mỗi bản đồ, phù hợp cho việc so sánh và tường thuật lại những sự thay đổi.
  • Những khu vực giống nhau hoặc giữ nguyên: đây là những điểm chung giữa các bản đồ, và đối với những bản đồ có yếu tố thời gian chúng cho thấy sự giữ nguyên giữa các thay đổi.

2.6. Dạng Process (Quy trình)

process ielts writing task 1
Biểu đồ Process trong IELTS Writing Task 1

Dạng quy trình (Process) được đặc trưng bởi những hình ảnh nối liền nhau cho thấy trình tự xảy ra của một quy trình sản xuất một thứ gì đó hoặc quy trình vòng đời của một con vật. Mỗi hình tượng trưng cho một bước hoặc giai đoạn nhất định trong quy trình, và thường đi kèm theo một vài dòng chú thích.

Độ phổ biến:

Dạng quy trình nói chung rơi vào một trong những dạng biểu đồ ít ra hơn trong phần thi Task 1 – tỉ lệ xuất hiện chỉ chiếm khoảng 5-10% số biểu đồ được cho ra trong Task 1. Các biểu đồ quy trình được ra chủ yếu là quy trình sản xuất một vật, tuy nhiên những biểu đồ về quy trình tiến hóa hoặc quy trình vòng đời vẫn có xác suất xuất hiện.

Độ khó:

Độ khó của các dạng quy trình nhìn chung được đánh giá là tương đối cao, và chủ yếu là ở mảng từ vựng do chúng yêu cầu người viết phải vận dụng ngôn ngữ mô tả chi tiết thay vì ngôn ngữ tường thuật số liệu được dùng thường xuyên và theo khuôn khổ hơn. Điều này đồng nghĩa với việc người viết cần phải linh hoạt hơn trong ngôn ngữ diễn đạt và sử dụng những cấu trúc để miêu tả những việc xảy ra ở từng bước.

Mặc dù dạng process thường được cho là dạng “độc, lạ” do tính chất khác thường của chúng, vẫn có một vài điểm mấu chốt trong các dạng bài này khi được xác định sẽ giúp thí sinh không bị hoang mang trong quá trình làm bài:

  • Đối tượng tham gia: mỗi bước/giai đoạn trong quy trình đều mô tả một vật hay con vật nhất định ở thời điểm đó. Nếu là quy trình sản xuất, người viết cần xác định vật ở bước đó đang là một vật thể, một chất có tên hay một hỗn hợp nhiều chất tham gia vào. Nếu là quy trình vòng đời hoặc tiến hóa, người viết cần xác định rõ con vật ở giai đoạn này là gì, chúng có tên gọi ở phần mô tả không, v.v.
  • Hành động được thực hiện: việc xảy ra ở bước này được thể hiện cụ thể qua hành động gì, là việc nung nóng, phân tách, bảo quản, v.v. với một vật hay là việc di cư, sinh sản, v.v. với một con vật.
  • Nơi diễn ra: hiểu một cách chung nhất là môi trường mà ở đó các hành động trong bước đó xảy ra, kèm theo các đặc điểm của môi trường đó; ví dụ: môi trường ngoài trời hay dưới nước, với nhiệt độ là bao nhiêu, v.v.
  • Mục đích / kết quả: thành quả của hành động trong bước đó là để làm việc gì, thành quả này liên kết và dẫn đến bước tiếp theo như thế nào?

2.7. Dạng Mixed Charts (Tổng hợp)

mixed chart ielts writing task 1
Biểu đồ dạng Mixed Charts trong IELTS Writing Task 1

Trong IELTS Task 1, biểu đồ hỗn hợp đề cập đến các biểu đồ kết hợp hai hoặc nhiều loại định dạng biểu đồ khác nhau trong cùng một đề. Các loại biểu đồ này được thiết kế để trình bày nhiều bộ dữ liệu hoặc thông tin một cách toàn diện.

Biểu đồ hỗn hợp có thể bao gồm sự kết hợp của các loại biểu đồ khác nhau, chẳng hạn như biểu đồ cột, biểu đồ đường thẳng, biểu đồ hình tròn hoặc bảng.

Ví dụ: biểu đồ hỗn hợp có thể bao gồm biểu đồ cột hiển thị tỷ lệ phần trăm các phương tiện di chuyển hàng ngày, cùng với biểu đồ tròn mô tả mức thải CO2 của các phương tiện.

Độ phổ biến:

Mặc dù khá khó để đưa ra ước tính chính xác về tần suất xuất hiện của các biểu đồ hỗn hợp trong Bài tập 1 của kỳ thi IELTS, nhưng dựa trên các các đề thi được tích hợp trong giai đoạn một năm, có thể nói rằng các biểu đồ hỗn hợp ít xuất hiện hơn so với các loại biểu đồ khác. Có thể các biểu đồ hỗn hợp chiếm khoảng 10-20% các biểu đồ trong Task 1.

Độ khó:

Có thể cho rằng dạng biểu đồ hỗn hợp không quá khó cho các thí sinh. Lý do chính là vì số lượng biểu đồ gấp đôi đồng nghĩa với chi tiết trong từng dạng biểu đồ ít đi, làm cho việc chọn lọc và bao quát số liệu trở nên dễ hơn. Đồng thời việc chia đoạn cũng trở nên dễ hơn do thí sinh chỉ cần chia từng dạng biểu đồ ra một đoạn thân bài riêng.

Do biểu đồ hỗn hợp tích hợp các biểu đồ con thuộc từng dạng khác nhau lại chung với nhau, cách làm dạng đề này về cơ bản là xử lý từng biểu đồ con theo các cách tương ứng với từng dạng biểu đồ đã đề cập trên. Nhìn chung, người viết cần để ý những đặc điểm sau:

  • Số liệu cao nhất / thấp nhất: đây là những đặc điểm nổi bật trong bất kì loại biểu đồ nào và nên được bao hàm trong bài viết của thí sinh.
  • Khoảng cách / sự thay đổi lớn nhất trong các số liệu: những đặc điểm này phục vụ cho sự so sánh giữa các hạng mục hoặc giữa các mốc thời gian, và làm nổi bật được sự tương phản giữa các số liệu.

3.Cách viết Writing Task 1 Academic chi tiết

Một bài Task 1 Writing sẽ được cấu thành từ 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Introduction (Giới thiệu)
  • Đoạn 2: Overview (Tổng quan)
  • Đoạn 3 – 4: Detail Paragraphs (Đoạn mô tả chi tiết)

Bằng cách theo dàn bài như trên, bạn có thể dễ dàng sắp xếp và triển khai ý một cách logic và hiệu quả. Giờ thì các bạn cùng IELTS CITY học tiếp cách làm Writing Task 1 chi tiết từng đoạn nhé!

3.1. Cách viết Introduction IELTS Writing Task 1

Mở bài là một phần không thể thiếu trong một bài Writing Task 1. Nhiệm vụ của đoạn mở bài là giới thiệu về số liệu được cung cấp. Nội dung của đoạn mở bài thông thường gồm một câu giới thiệu loại biểu đồloại số liệu trong biểu đồ đó.

Phần này sẽ giúp cung cấp cho các bạn những cấu trúc, cách diễn đạt thông dụng để có thể viết một mở bài đầy đủ.

A. Biểu đồ số liệu

Nguyên liệu để viết mở bài:

Trước tiên, các bạn cần phải hiểu rằng nguyên liệu chính để viết phần mở bài cho Writing Task 1 đến từ chính đề bài. Dựa trên hình thức ra đề phổ biến của Task 1, đề bài có thể được phân tích thành các phần sau: 

Ví dụ: The graph shows the consumption of fast food by Australian teenagers between 1975 and 2000.

SubjectVerbWHATWHEREWHEN
The rubric(Đề bài)The graphbelowshowsthe consumption of fast food by teenagersIn Australiabetween 1975 and 2000.

Trong đó:

WHAT: là loại số liệu được cung cấp ở trong biểu đồ, như số lượng học sinh tham gia vào các khóa học, tỉ lệ người thất nghiệp, v.v. trong trường trường hợp ví dụ trên là sự tiêu thụ đồ ăn nhanh

WHERE: là nơi số liệu đó được thu thập

WHEN: là thời gian số liệu đó được thu thập

Ta viết mở bài bằng cách tách nhỏ từng thành phần của đề bài và paraphrase chúng.

Paraphrase là gì?

Paraphrase là khả năng biến đổi hình thức của một câu mà vẫn giữ nguyên ngữ nghĩa của câu đó. Hay nói đơn giản hơn, kỹ năng paraphrase dùng để diễn đạt một lần nữa ý trong câu nói hoặc viết bằng một cách khác, sử dụng những từ ngữ và cấu trúc khác.

Ứng dụng paraphrase vào việc viết mở bài như thế nào?

Sau khi đã tách đề bài thành từng thành phần nhỏ, bạn thực hiện paraphrase với từng thành phần của chúng, ví dụ như sau:

SubjectVerbWHATWHEREWHEN
The rubric(Đề bài)The graphbelowshowsthe consumption of fast food by teenagersin Australianbetween 1975 and 2000.
Paraphrase(Viết lại)The given graphillustrateshow much fast food was consumed by teeneragersin Australiafrom 1975 to 2000.

Lưu ý:

  • Người viết không nhất thiết phải paraphrase toàn bộ các thành phần.
  • Trong phần mở bài, người viết không ghi lại chữ “below” bên cạnh biểu đồ

Ghép các thành phần lại với nhau theo đúng trình tự ngữ pháp, ta được một mở bài như sau:

The given graph illustrates how much fast food was consumed by teenagers in Australia from 1975 to 2000.

TEMPLATE 

Mở bài tuy là phần thiết yếu trong bất kì bài văn nào, nhưng nó không nên là phần mà thí sinh nên đầu tư quá nhiều thời gian vào. Tâm lý chung của những bạn mới học là muốn mở đầu đoạn văn một cách cầu toàn nhất có thể để gây ấn tượng cho giám khảo. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc thí sinh quá mải mê trau chuốt phần mở bài, mà làm mất đi thời gian cần thiết cho thành phần quan trọng hơn là đoạn tổng quát và thân bài.

Để tránh việc này xảy ra, bạn nên chuẩn bị sẵn trước những khung cấu trúc vào trong kho trang bị kiến thức của mình nhằm mục đích tiết kiệm thời gian trong các bài kiểm tra.

Phần này trong sách sẽ cung cấp cho bạn các khung cấu trúc có tính áp dụng cao với cá loại biểu đồ số liệu: 

TEMPLATE 1

Khung cấu trúc này chủ yếu được dùng cho các biểu đồ xu hướng:

SubjectVerbWHATWHEREWHEN
TemplateThe data presented in the [type]provides information regarding changes in ParaphraseParaphraseParaphrase

Trong đó:

Type: là dạng hình thức mà biểu đồ được thể hiện, gồm các dạng sau:

●  Biểu đồ đường: line graph

●  Biểu đồ cột: bar chart

●  Biểu đồ hình tròn: pie chart

●  Biểu đồ bảng: table

Ví dụ:

  • The data presented in the bar chart provides information regarding changes in the waste collection by a centre from 2011 to 2105
  • The data presented in the line graph provides information regarding changes in crime rates in a European city between 2003 and 2012.

TEMPLATE 2:

Khung cấu trúc này có thể được dùng chủ yếu cho biểu đồ so sánh: 

SubjectVerbWHATWHEREWHEN
TemplateThe data presented in the [type]comparesParaphraseParaphraseParaphrase

Trong đó:

Type: là dạng hình thức mà biểu đồ được thể hiện, gồm các dạng sau:

●  Biểu đồ đường: line graph

●  Biểu đồ cột: bar chart

●  Biểu đồ hình tròn: pie chart

●  Biểu đồ bảng: table

Ví dụ:

The data presented in the pie charts compares the expenditures of 4 countries in 2010.

The data presented in the table compares the expenditures on advertising of 4 car companies in the UK in 2002.

Cách paraphrase mục WHAT
Cách ParaphraseVí Dụ
the number of + countable noun (plural)=  how many + countable noun (plural) + verbThe chart shows the number of young males and females playing sports in 2000. = The chart shows how many young men and women played sports in 2000.
the amount of + uncountable noun= how much + uncountable noun + verbThe chart illustrates the amount of electricity produced from three sources in 2010. = The chart illustrates how much electricity was produced from three sources in 2010.
the percentage of + noun (countable or uncountable)= the proportion of + noun (countable or uncountable)The chart shows the percentage of men and women participating in soccer. = The chart illustrates the proportion of male and female participants in soccer.
CÁCH GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ TRONG ĐOẠN MỞ BÀI    

Đối với các biểu đồ có số liệu được thể hiện ở một loại đơn vị cụ thể, người viết có thể ghi rõ  đơn vị này ở trong đề bài thông qua cấu trúc sau:

, as measured in …..

Ví dụ:

The data presented in the line graph gives information regarding changes in electricity production in France between 1980 and 2012, as measured in terawatts hours.The given bar chart illustrates the value of one country’s exports in various categories between 2015 and 2016, as measured in billions of dollars.

B. BẢN ĐỒ

Một điều quan trọng mà người viết cần phải chú ý khi viết mở bài cho dạng bản đồ là ghi đúng thuật ngữ của bản đồ đó. Về cơ bản có hai loại bản đồ như đã nhắc ở phần 3:

Bản đồ mặt bằng công trình: đây là dạng bản đồ mà chỉ có phạm vi bao phủ phần bên trong một công trình, thông thường là một tầng trong công trình như tầng trệt và bao gồm các phòng ốc, vật dụng, thiết bị, v.v. Thuật ngữ chính xác được dùng để gọi cho loại bản đồ này là Plan.

Ví dụ: The two plans show how the ground floor of an art gallery has changed from 2005 to the present day.

Bản đồ của một khu đất: đây là dạng bản đồ mà có phạm vi bao phủ rộng, bao gồm các công trình, cây cối, giao thông và các tiện ích, v.v. trên một khu đất. Thuật ngữ chính xác được dùng để gọi cho loại bản đồ này là Map.

Ví dụ: The two maps describe the changes taking place in a college campus from 2005 to 2010.

Sau đây là những cấu trúc mà người viết có thể áp dụng để viết phần mở bài của dạng bản đồ.

Cấu trúc 1:

The two maps / plans describe a number of changes taking place in [Place] from …. to ….

(Place: là nơi được vẽ ra trong bản đồ)

Ví dụ: The two plans describe a number of changes taking place in a school library between 5 years ago and the present day.

Cấu trúc 2:

The two maps / plans illustrate how much/the degree to which [Place] changed/ has changed/ will change after some developments from …. to ….

(Place: là nơi được vẽ ra trong bản đồ)

Ví dụ:

The two maps illustrate the degree to which a beachfront area has changed over five years.

Cấu trúc 3.1:

The two maps / plans compare the layout of [Place] in ….. and its current / proposed design in …

(Place: là nơi được vẽ ra trong bản đồ)

Ví dụ:

The two maps compare the layout of a school site in 2014 and its proposed site design in 2024.

Cấu trúc 3.2:

The two maps / plans compare the layout of [Place 1] and [Place 2]

(Place: là nơi được vẽ ra trong bản đồ)

Lưu ý: Khác với các dạng bản đồ thông thường (cùng một nơi nhưng ở hai điểm khác nhau), cấu trúc 3.2 trên được dùng các dạng bản đồ mà trong đó là hai nơi chốn khác nhau.

Ví dụ:

The two plans compare the layout of a student room for two people and a student room for one person at an Australian university.

C. QUY TRÌNH

Như đã đề cập ở phần trước, dạng biểu đồ quy trình sẽ chủ yếu gồm hai loại: quy trình sản xuấtquy trình vòng đời. Sau đây là những cấu trúc mà người viết có thể áp dụng để viết phần mở bài của dạng biểu đồ quy trình.

MỞ BÀI CHO BIỂU ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Cấu trúc 1:

The diagram illustrates how + [product] + [be + V3]

Trong đó:

  • Product: là loại sản phẩm được đề cập đến trong đề bài
  • V3: là quá khứ phân từ của hành động trong đề bài

Ví dụ: The diagram illustrates how waste paper is recycled.

Cấu trúc 2:

The diagram illustrates the process by which + [product] + [be + V3]

Trong đó:

  • Product: là loại sản phẩm được đề cập đến trong đề bài
  • V3: là quá khứ phân từ của hành động trong đề bài

Ví dụ: The diagram illustrates the process by which chocolate is manufactured.

MỞ BÀI CHO BIỂU ĐỒ QUY TRÌNH VÒNG ĐỜI

The diagram illustrates the stages in the life of + [animal], from birth to maturity

Trong đó:
Animal: là tên của loài động vật được đề cập đến trong đề bài

Ví dụ:

  • The diagram illustrates the stages in the life of salmon, from birth to maturity.
  • The diagram illustrates the stages in the life of a honey bee, from birth to maturity.

3.2. Cách viết Overview IELTS Writing Task 1

Các bạn hãy cùng IELTS CITY xem qua video về cách viết Overview cho IELTS Writing Task 1 trước khi tìm hiểu sâu về phần này nhé!

A. Biểu đồ số liệu có yếu tố thời gian 

Tìm 1-2 đặc điểm tổng quan của biểu đồ. Với dạng biểu đồ đường, biểu đồ tròn, bảng và cột (có xu hướng), Overview được viết theo 2 ý sau:

  • Đặc điểm về xu hướng: nhìn từ đầu năm đến cuối năm xem xu hướng của các đường là gì? Là tăng? giảm? dao động liên tục? hay giữ nguyên?
  • Đặc điểm về độ lớn: Xác định đường có số liệu cao nhất, thấp nhất, hoặc thay đổi lớn nhất.

​​❖ Lưu ý:

  • Cụm từ “It is clear that” là một cụm rất phổ biển để sử dụng mở đầu cho phần Overview cho tất cả các bài task 1 không chỉ riêng biểu đồ đường.
  • Cấu trúc “while S+V, S+V” dùng để so sánh giữa 2 xu hướng trái ngược nhau (ví dụ 1 tăng, 1 giảm) của 2 nhân tố được mô tả trong biểu đồ, giúp biến câu thành 1 câu phức.
  • Cụm từ “the opposite was true for something (điều ngược lại thì đúng cho…)” cũng là một cụm có thể áp dụng cho các bài task 1 khác, vừa ăn điểm từ vựng vừa tránh lặp lại chủ ngữ đã trình bày trước đó.
  • Cụm từ “over the period” được thay thế cho cụm “over a period of 9 years starting from 2001” để tránh việc lặp từ.

Ví dụ: 

It is clear that while the yearly spending on mobile phones increased significantly, the opposite was true for national landline phone expenditure. Also, the figure for international fixed-line services was lowest during the period.

B. Biểu đồ số liệu không có yếu tố thời gian  

Không giống như biểu đồ thời gian, biểu đồ so sánh không chứa bất kỳ thông tin nào về những thay đổi về đại lượng qua một khoảng thời gian. Thay vào đó, hai thành phần chính của biểu đồ so sánh là:

  • Đối tượng được so sánh: tức ám chỉ những sự vật được so sánh với nhau, có thể là con người, đất nước, v.v.
  • Mảng so sánh: là các mảng, nhóm, hạng mục mà trong đó các đối tượng đều có số liệu riêng biệt. 

Ví dụ: trong bảng này, ta có thể hiểu rằng có 5 đối tượng được so sánh, đó là 5 nước Ireland, Italy, Spain, Sweden, Turkey. 5 năm nước này đang được so sánh số liệu ở 3 mảng khác nhau: (1) Food/drinks/tobacco, (2) clothing/footwear và (3)leisure/education.

Dạng bài so sánh không có sự thay đổi thời gian không có đặc điểm về xu hướng. Thay vào đó, thí sinh cần quan sát đặc điểm về giá trị ở hai yếu tố đối tượng so sánh và mảng so sánh. Đây là những đặc điểm tổng quan về giá trị cần đáng chú ý để cho vào trong overview:

  • Cao nhất: Có đối tượng hay mảng nào luôn có giá trị cao nhất hay không? 
  • Thấp nhất: Có đối tượng hay mảng nào luôn có giá trị thấp nhất hay không? 
  • Chênh lệch nhiều nhất: Khoảng cách giữa các đối tượng nào trong cùng 1 mảng so sánh là chênh lệch nhiều nhất, lớn nhất?  ​

3.3. Cách viết Details IELTS Writing Task 1 Academic

Hãy nhớ rằng IELTS Writing Task 1 chỉ chiếm 1/3 số điểm và nên tránh dành quá nhiều thời gian cho nó để không ảnh hưởng đến việc hoàn thành Task 2. Vì vậy, phương án tốt nhất là phân tích từng biểu đồ theo từng đoạn. Dưới đây là cách phân chia bài viết có thể hữu ích:

  • Đoạn 1: Phân tích chi tiết từ phần tổng quan hoặc các điểm nổi bật của biểu đồ đầu tiên.
  • Đoạn 2: Phân tích chi tiết từ phần tổng quan và các điểm, sự thay đổi nổi bật của biểu đồ thứ hai.
  • Đoạn 3: Phân tích các biểu đồ còn lại (nếu có).

Hãy lưu ý các yếu tố sau:

  • Khi chuyển từ phần tổng quan sang phần thân bài, hãy sử dụng các cụm từ nối như “Về / Với việc liên quan đến / Như có thể thấy từ + tên biểu đồ”.
  • Chỉ nên miêu tả các thông tin nổi bật nhất và đưa ra đánh giá, so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các biểu đồ. Tránh liệt kê tất cả các chi tiết được cung cấp.

Việc nắm vững các kỹ thuật viết chi tiết sẽ giúp bạn tạo ra những bài viết sắc nét và truyền đạt thông tin một cách chính xác. Các bạn hãy cùng IELTS CITY tìm hiểu cách viết Detail cho từng dạng bài nhé.

Biểu đồ và bảng số liệu

Đối với dạng bài biểu đồ, mục tiêu chính của thí sinh là báo cáo lại số liệu một cách chuẩn xác và gãy gọn nhất, tránh lồng ghép các thông tin không liên quan với biểu đồ hoặc bảng số liệu cũng như báo cáo những chi tiết nhỏ, không đáng chú ý. Để có một phần thân bài về details chuẩn chỉnh nhất, các thí sinh cần chú ý những việc sau:

  • Xác định các yếu tố chính: một trong những lỗi thường mắc nhất của các thí sinh là hiểu hoặc paraphrase sai đối tượng nghiên cứu trong đề bài, vì thế việc hiểu đúng đối tượng và nội dung nghiên cứu của biểu đồ hoặc bảng số liệu là việc đầu tiên bạn phải làm. Tiếp theo, xác định các yếu tố quan trọng như xu hướng, biến động, sự so sánh giữa các thành phần. Tập trung vào những con số, phần trăm, đơn vị đo lường và thời gian để truyền đạt thông tin một cách cụ thể.
  • Nhóm và so sánh các đối tượng trong đề bài: bên cạnh việc cung cấp số liệu cụ thể của các đối tượng, thí sinh cũng phải so sánh được sự tương quan giữa các đối tượng với nhau về mặt xu hướng, mức độ biến đổi hoặc giá trị. Để diễn đạt sự so sánh giữa các đối tượng một cách logic và dễ hiểu, bạn cần nhóm các đối tượng có những nét tương đồng hoặc đối lập nhất định để phép so sánh có thể làm nổi bật tính chất của những đối tượng đó. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong dạng bài biểu đồ cột và tròn vì chúng thường biểu thị nhiều đối tượng cùng lúc.
  • Sử dụng ngôn ngữ và từ vựng phù hợp: Sử dụng các từ ngữ mạnh mẽ như “surge”, “plunge”, “exponential”, “remarkable”, “peak”…  để diễn đạt sự thay đổi và biểu thị độ lớn của các con số. Sử dụng từ ngữ so sánh như “tương phản”, “tương tự” để phân tích mối quan hệ giữa các thành phần. Bên cạnh đó, bạn cần có những ngôn ngữ so sánh số liệu phù hợp để tránh lặp từ hoặc cấu trúc cũng như thể hiện rõ sự khác biệt/tương đồng giữa các đối tượng, ví dụ: “twice as high as”, “double”, “triple”, “one third”…
  • Lưu ý về thời gian: đối với những biểu đồ hoặc bảng số liệu có chưa thông tin về thời gian, ngoài việc mô tả các số liệu cụ thể, bạn cũng cần phải lồng ghép các thông tin liên quan đến xu hướng.

Bạn hãy tham khảo thêm một số từ vựng và cách diễn đạt số liệu chính xác trong IELTS Writing Task 1 qua video sau nhé

Bản đồ

Với dạng bài bản đồ, thí sinh cần thể hiện được kỹ năng định vị phương hướng và so sánh các khu vực khác nhau trên bản đồ. Để có thể làm tốt dạng bài này, bạn cần lưu ý một số việc sau:

  • Chia để trị: các bản đồ sẽ chứa nhiều vị trí, địa điểm và  thí sinh nên chia bản đồ thành các khu vực để có thể so sánh một cách chính xác các khu vực tương ứng cũng như tránh việc bỏ sót thông tin.
  • Định vị và miêu tả địa điểm: xác định các yếu tố chính của bản đồ như các địa danh, hướng, tuyến đường, cơ sở hạ tầng. Sử dụng các cụm từ và ngữ cảnh địa lý để mô tả địa điểm một cách chính xác và sinh động. Đặc biệt, nếu trong đề bài có biểu tượng la bàn với các hướng N, W, E, S, thí sinh cần phải sử dụng những từ vựng liên quan để mô tả vị trí các chủ thể trong bản đồ.
  • Mô tả các sự thay đổi: diễn tả chính xác sự phát triển, mở rộng hoặc thay đổi của địa điểm. Ví dụ: một nhà hàng trong quá khứ bị dỡ bỏ và thay thế bằng một siêu thị, chúng ta nên sử dụng các từ vựng chỉ sự thay thế như “replace”, “make way for”.
Quy trình

Quy trình luôn là một thử thách lớn đối với các thí sinh IELTS vì tính chất mô tả và truyền đạt thông tin rất đặc thù. Không những thế, vốn từ vựng cần thiết cho dạng câu hỏi quy trình cũng rộng hơn so với biểu đồ, bảng số liệu và bản đồ. Tuy nhiên, chúng ta có thể tóm gọn các bước tiếp cận và triển khai bài viết cụ thể đối với dạng bài quy trình theo “quy trình” sau.

  • Xác định các bước và giai đoạn chính: Đọc và hiểu quy trình trước khi viết. Trong một quy trình lớn sẽ có nhiều bước khác nhau và các bước này có thể kết hợp tạo thành các giai đoạn khác nhau, ví dụ: một quy trình sản xuất rượu nho sẽ có những bước đầu tiên như trồng nho, thu hoạch nho và vận chuyển nho đến nhà máy; các bước này có thể được kết hợp để tạo thành một giai đoạn tạm gọi là “thu thập nguyên liệu”.
  • Phân tích các bước trong quy trình: có đến 80% nội dung của một quy trình được diễn tả bằng hình ảnh, vì thế thí sinh cần phải hiểu thông điệp của những hình ảnh được trình bày, từ đó mới có thể mô tả chính xác và chọn được từ vựng phù hợp cho các bước.
  • Sử dụng các từ ngữ liên kết: vì bạn đang mô tả một quy trình nên cần phải có các liên từ biểu hiện thứ tự diễn ra của các bước trong quy trình, ví dụ: next, after, following this… Khi bước sang một bước hoặc giai đoạn mới, bạn cần phải dùng những liên từ này để đảm bảo giám khảo hiểu sự thay đổi từ bước này sang bước tiếp theo.

4. Cách phân chia thời gian hợp lí khi viết Task 1

Trong bài thi IELTS Writing, thí sinh sẽ có 2 tiếng để làm bài Task 1 và Task 2. Các bạn nên dành 20 phút để làm bài Task 1 và 40 phút để làm bài Task 2. Ở bài Writing Task 1, chúng ta sẽ có cách phân chia thời gian như sau:

  • Đọc và hiểu câu hỏi (1-2 phút): Đọc hiểu câu hỏi và đảm bảo bạn hiểu rõ yêu cầu và thông tin được cung cấp, đặc biệt là ở các dạng đề phức tạp, có nhiều yếu tố (dạng hỗn hợp). 
  • Lập dàn bài (2-3 phút): Sử dụng một vài phút để viết dàn bài. Xác định các điểm chính mà bạn muốn đề cập và cách sắp xếp chúng trong các đoạn văn khác nhau. Bạn cũng nên để ý đến việc nhóm các thông tin như thế nào cho hợp lý trong bước này (ví dụ như theo trình tự thời gian hoặc theo từng loại thông tin khác nhau).
  • Viết phần tổng quan (3-4 phút): Trình bày ý kiến chung về biểu đồ hoặc biểu đồ mà bạn sẽ phân tích.
  • Phân tích chi tiết (10-12 phút): Dành phần lớn thời gian này để phân tích chi tiết các yếu tố chính trong biểu đồ. Bạn nên cân đối thời gian ở các đoạn thân bài/chi tiết khác nhau (nếu có) hoặc cân đối giữa các cụm thông tin với nhau, tránh làm bài viết có độ dài không đồng đều/chưa đầy đủ ý
  • (Nếu có) Viết phần kết luận (1-2 phút): Tổng kết lại các yếu tố chính mà bạn đã phân tích. 
  • Kiểm tra lại và chỉnh sửa (1-2 phút): Cuối cùng, hãy dành ít phút để đọc lại bài viết và chỉnh sửa những lỗi chính tả, ngữ pháp và cấu trúc câu.

Tuy nhiên, cách phân bổ thời gian này chỉ là một gợi ý và bạn có thể điều chỉnh phù hợp với tốc độ và kỹ năng của riêng mình. Hãy thực hành làm bài viết Task 1 nhiều lần để nắm vững thời gian và cải thiện kỹ năng của mình.

5. Lưu ý khi làm bài IELTS Writing Task 1

Khi làm bài IELTS Writing Task 1, có một số lưu ý quan trọng bạn nên nhớ. Dưới đây là danh sách các tips cần lưu ý:

  • Đọc và hiểu rõ yêu cầu của đề bài: Đầu tiên, hãy đọc đề bài một cách cẩn thận và đảm bảo bạn hiểu rõ những gì yêu cầu của đề bài. Điều này sẽ giúp bạn viết một cách chính xác và không bỏ sót thông tin quan trọng. Bạn có thể gạch dưới các từ khóa chính của đề bài để nắm rõ về nội dung mình cần viết, tránh lạc đề
  • Lập kế hoạch và quản lý thời gian: Trước khi bắt đầu viết, hãy dành một ít thời gian để lập kế hoạch cho bài viết của bạn. Điều này giúp bạn sắp xếp ý tưởng một cách logic và không bỏ sót bất kỳ thông tin quan trọng nào. Hơn nữa, hãy quản lý thời gian của bạn một cách hiệu quả để đảm bảo bạn kịp hoàn thành cả hai nhiệm vụ trong thời gian giới hạn. Trong bài thì IELTS Writing, bạn có 1 tiếng để viết 2 bài viết và bạn nên dành khoảng 20 phút để viết bài Writing task 1. Một số thí sinh sẽ chọn viết bài Task 1 trước, Task 2 sau. Một số thí sinh khác sẽ chọn thứ tự ngược lại vì bài Task 2 có nhiều điểm số hơn. Tuy nhiên, việc này tùy thuộc vào lựa chọn và chiến thuật viết của mỗi người.
  • Sử dụng ngôn ngữ phù hợp và đa dạng: Khi viết, hãy cố gắng sử dụng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp phong phú. Điều này giúp bạn thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và tự tin, từ đó tăng điểm cho bài viết của bạn. Hãy lưu ý để không lạm dụng các từ ngữ phức tạp hoặc không biết nghĩa để tránh làm lệch ý của câu.
  • Sắp xếp ý tưởng theo cấu trúc logic: Bài viết của bạn nên có một sự phân định rõ ràng giữa các phần introduction, overview, details. Hãy chắc chắn rằng ý tưởng của bạn được sắp xếp theo một cấu trúc logic và hợp lý.
  • Viết một dạng ngữ viết hình thức (formal): IELTS Writing yêu cầu sử dụng ngôn ngữ chính xác và hình thức chính thức. Tránh sử dụng ngôn ngữ slang, từ viết tắt (isn’t -> is not), hoặc ngôn ngữ không phù hợp trong bài viết của bạn (câu hỏi tu từ, liệt kê đầu dòng, văn nói).
  • Kiểm tra và sửa lỗi chính tả và ngữ pháp: Trước khi nộp bài, hãy dành thời gian để kiểm tra lại các lỗi chính tả và ngữ pháp trong bài viết của bạn. Thậm chí một lỗi nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến điểm số của bạn.

Những lỗi thường gặp khi làm bài viết Task 1 bao gồm:

  • Không miêu tả chính xác và chi tiết các thông tin trên biểu đồ, sơ đồ hoặc đồ thị.
  • Không sử dụng cấu trúc ngữ pháp phù hợp khi miêu tả các thông tin.
  • Thiếu sự chính xác và đúng đắn trong việc sử dụng từ vựng và cụm từ.
  • Thiếu sự sắp xếp và liên kết logic giữa các ý tưởng trong bài viết.
  • Viết không đủ số từ yêu cầu hoặc quá vượt quá giới hạn từ.
  • Sử dụng ngôn ngữ quá phức tạp hoặc không phù hợp cho một dạng ngôn ngữ viết hình thức (formal).
  • Làm sai qua trình sắp xếp thời gian và quản lý thời gian, dẫn đến việc không hoàn thành bài viết trong thời gian giới hạn.

6. Bài mẫu IELTS Writing Task 1

Và giờ IELTS CITY xin chia sẻ đến bạn đọc các bài mẫu IELTS Writing Task 1 cho từng dạng phía sau sau:

Bài mẫu IELTS Writing Task 1 dạng Line Graph

The graph below shows the number of students from the US, the UK and Australia who studied in universities in other countries from 2002 to 2007. Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparisons where relevant.

Biểu đồ đề thi IELTS Writing Task 1 ngày 17.05.2023 - line graph
Biểu đồ đề thi IELTS Writing Task 1 ngày 17.05.2023 – line graph

The line graph displays the number of American, British, and Australian students who attended universities abroad between 2002 and 2007.

Apparently, the highest number of students studying overseas belonged to the US, with the UK following in second place and Australia third. In addition, the patterns for these three countries were completely different: a noticeable decrease for the UK, slight fluctuation for the US, and consistency for Australia.

The US led in the number of students traveling abroad for university education. In 2002, there were 50,000 of them, and then a slight drop in 2004 brought this number down to about 47,000 students. Immediately afterwards, it rose again and reached 50,000 in 2007.

Between 2002 and 2003, the UK sent 30,000 students overseas for higher education. Despite a significant fall of almost 10,000 in the next four years, the UK still remained in the second rank among the three known nations.

It is notable that Australia had the lowest and most stable number (10,000) of university students pursuing their studies in foreign countries over the period.

Xem phân tích bài mẫu chi tiết tại: Bài mẫu giải đề thi IELTS Writing task 1 ngày 17.05.2023

Bài mẫu IELTS Writing Task 1 dạng Bar chart

The bar chart below shows the number of hours each teacher spent teaching in different schools in four different countries in 2001. Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

Biểu đồ đề thi ielts writing task 1 ngày 13 tháng 3 năm 2023
Biểu đồ đề thi ielts writing task 1 ngày 13 tháng 3 năm 2023

The bar chart compares the average working hours of elementary, middle, and high school teachers in four distinct countries in 2001.

In general, it is apparent that teachers in the USA worked longer hours than those in Japan, Spain, and Iceland. Another salient feature is that high school teachers undertook more hours of work, in complete contrast to primary school teachers.

As mentioned earlier, the highest sum of working hours was recorded among high school teachers in the USA, at 1,200 hours, compared to those teaching the same level in Japan (650 hours), Spain, and Iceland (around 850 hours).

Moreover, the length of work for primary school teachers in all four countries was the shortest, especially in Iceland (over 500 hours), followed by Japan and Spain (about 550 and 600 hours, respectively), while the USA, again, occupied the top rank (almost 700 hours).

American middle school teachers also worked a larger amount of time (above 1,000 hours) than Spanish and Japanese teachers of the same level (700 and 550 hours, respectively). Most notably, Icelandic secondary school teachers worked half as long as Americans.

Xem phân tích bài mẫu chi tiết tại: Bài mẫu giải đề thi IELTS Writing Task 1 ngày 13.03.2023

Bài mẫu IELTS Writing Task 1 dạng Pie Chart

The charts below show the percentage of time working adults spent on different activities in a particular country in 1958 and 2008. Summarize the information by selecting reporting the main features, and make comparisons where relevant.

Đề thi IELTS Writing task 1 ngày 28/01/2023 - korea
Đề thi IELTS Writing task 1 ngày 28/01/2023 – korea

The charts illustrate how working adults allocated their time for different activities in a country in 1958 and 2008. 

Overall, working adults spent the majority of their time working, while traveling to work and going out took up the least amount of time in 1958 and 2008, respectively. Furthermore, while the time spent on relaxing, sleeping, and going out decreased, the opposite was true for the other activities. 

In 1958, working occupied almost a third of the day (33%), while sleeping accounted for  slightly less time (32%). At that time, socializing with friends and family made up 19% of the total amount of leisure time. Only 16% of time was devoted to the remaining activities, including commuting to work, relaxing at home, and pursuing other interests or playing sports. 

50 years later, the amount of time spent working rose by 9%, whereas that spent sleeping fell by 7%. While travel time to work experienced a fourfold increase to 8%, the amount of time allocated to going out has significantly dropped to 6%. The amount of time spent unwinding at home and engaging in sports or other hobbies went up by 5% and 2%, respectively. 

Xem phân tích bài mẫu chi tiết tại: Bài mẫu giải đề thi IELTS Writing Task 1 ngày 28.01.2023

Bài mẫu IELTS Writing Task 1 dạng Table

The table shows the production of milk annually in four countries in 1990, 2000 and 2010. Summarize the information by selecting and reporting the main features and make comparisons where relevant.

Đề thi IELTS Writing Task 1 ngày 03.03.2023
Đề thi IELTS Writing Task 1 ngày 03.03.2023

The table compares four nations in terms of annual milk production in 1990, 2000, and 2010.

In general, the Netherlands does not show a remarkable increase in its production of milk, although this country outdid the others. Noticeably, while the data for Australia displays a decline, that for Tanzania and Guatemala indicates extensive increases.

As mentioned, the Netherlands, albeit the largest milk producer, did not grow significantly. The figures record that it dropped by 107,000 liters in the first decade, and although it climbed back to 11,466,000 liters in the following decade, the gap between the initial and final levels is relatively insignificant. Starting at roughly the same level as the Netherlands in 1990, Australia even plummeted by approximately 2,000,000 liters by 2010.

Tanzania and Guatemala both show a rise, but while figures for the former increased nearly twofold (87,000–155,000 liters), those for the latter almost quadrupled (26,000–84,000 liters). Despite that, Guatemala still remained in the lowest rank during the given period.

Xem phân tích chi tiết bài mẫu tại: Bài mẫu giải đề thi IELTS Wring Task 1 ngày 03.03.2023

Bài mẫu IELTS Writing Task 1 dạng Map

The maps below show the future plan about the Biology School in particular university. Summarize the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

Đề thi IELTS Writing task 1 ngày 4/2/2023
Đề thi IELTS Writing task 1 ngày 4/2/2023

The maps depict the development project for a specific university’s biology school.

In general, the majority of future changes pertain to the school’s teaching facilities, with the expansion and addition of various functions, whereas other facilities, such as recreation, will undergo only minor alterations.

To the west of the school, there is currently a crescent-shaped road stretching north-south, below which is a garden. In the future, the road is intended to remain unchanged, while the garden will be substituted by a staff car park.

Over the north, the present central woodland is scheduled to be scattered, making way for two new functional buildings: a laboratory and an office, as opposed to the constancy of the nearby indoor sports hall.

In the central area, which accommodates the library and the drama center, only the latter will be converted into a music center.

The south is going to witness the upgrade of the single-floor teaching building into a two-story one. Similarly, the lecture room on the right end will be doubled, with a new room being constructed on top of the old one. Finally, while the cafe expects no alterations, the IT center will be expanded significantly.

Xem phân tích bài mẫu chi tiết tại: Bài mẫu giải đề thi IELTS Writing Task 1 ngày 04.02.2023

Bài mẫu IELTS Writing Task 1 dạng Process

The diagram below shows two different processes for manufacturing black tea. Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

Biểu đồ đề thi IELTS Writing Task 1 ngày 22.03.2023
Biểu đồ đề thi IELTS Writing Task 1 ngày 22.03.2023

The diagram provided depicts two distinct techniques for producing black tea.

Overall, the process of creating black tea involves five steps, starting with the collection of tea leaves and culminating with the drying of processed tea leaves.

During the first step, only the buds and the top two leaves are collected in order to ensure the desired quality of tea. In the next stage, the leaves are placed on a rack to allow air to pass through and reduce their moisture content by 60%. Once the leaves have withered, they may be processed using either the traditional or modern method. The traditional method involves rolling and crushing the tea leaves to create loose tea, which releases enzymes from the leaves. Meanwhile, the modern method is employed to produce tea bags and involves cutting, tearing, and curling the leaves to produce smaller granules more quickly.

In the following step, the leaves undergo oxidation or fermentation. The rolled leaves are spread out on flat surfaces such as tiles or cement, allowing enzymes to react with air and changing the color of the leaves to copper. Finally, the leaves are dried in ovens or using hot air dryers, resulting in a significant loss of moisture (97%) and the release of flavor and aroma from the leaves.

Xem phân tích bài mẫu chi tiết tại: Bài mẫu giải đề thi IELTS Writing Task 1 ngày 22.03.2023

Bài mẫu IELTS Writing Task 1 dạng Mixed Charts

Đề  thi IELTS Writing Task  1 ngày 25/2/2023
Đề thi IELTS Writing Task 1 ngày 25/2/2023

The charts compare the lows and highs in average daily temperatures (°C) as well as the average number of rainy days during a year between two Australian cities, Brisbane and Canberra.

The statistics reflect that Brisbane is much warmer than Canberra. However, they both have in common that their temperatures tend to be higher in the first and last quarters of the year. As for rainfall, Brisbane generally experiences more rainy days than Canberra, except between June and October.

Maximum temperatures in Brisbane peak in February (30°C) and December (28°C), lowering towards June and July (21°C). Canberra’s warmest months also coincide with Brisbane’s, although the temperature is not as high (27°C). Nevertheless, in June and July, Canberra’s maximums (11–12°C) almost equal Brisbane’s minimums (10–11°C), while its minimums even get close to freezing point (1–2°C).

At its summit, Brisbane records up to 13–14 days of rainfall in the first quarter, while Canberra shows only half of that figure. In April, May, November, and December, the gap lessens, yet Brisbane’s figures (10–12) are still significantly higher than Canberra’s (7). Only from June to October does the reverse happen: Canberra experiences 8–10 days of rainfall compared to 7–8 days in Brisbane.

Xem phân tích bài mẫu chi tiết tại: Bài mẫu giải đề thi IELTS Writing Task 1 ngày 25.02.2023

💡 Bonus: Ngoài ra tại website của IELTS CITY còn có cập nhật tổng hợp đề thi IELTS Writing 2024 mới nhất từ IDP và BC giúp các bạn có nguồn đề Writing phong phú và nắm bắt xu hướng ra đề của năm 2024.

7. Tài liệu luyện IELTS Writing Task 1

IELTS CITY xin giới thiệu 3 sách học IELTS Writing task 1 tốt sau đây:

The Official Cambridge Guide to IELTS

Đây là bộ hướng dẫn chính thức của Đại Học Cambridge – Đơn vị phối hợp làm ra bài thi thật IELTS, ở phần đầu của bộ sách, học sinh sẽ được giới thiệu khá kỹ về format/chiến thuật làm bài thi IELTS không chỉ ở phần Writing mà còn ở các kỹ năng khác. Ở phần sau của của sách là khá nhiều bộ đề thi mẫu, giống với bộ đề Cambridge “thần thánh” từ 1-17 mà các bạn đang ôn luyện. Các bài viết mẫu trong phần đáp án cũng là những tài liệu “rất chuẩn” để các bạn tham khảo.

Perfect IELTS Writing

Đây là bộ sách rất hoàn chỉnh về từng bước tiếp cận của tất cả dạng bài IELTS writing. Sách cũng có phiên bản cho General Module, dạng đề thi với ít tài liệu tham khảo hơn.

IELTS Advantage Writing Skills

Đây là bộ sách rất hoàn chỉnh về cả task 1 và task 2 trong writing. Ở mỗi unit sẽ focus vào một dạng bài và có rất nhiều bài tập kèm thêm để học về các cấu trúc câu: từ vựng, văn phạm, từ nối được sử dụng trong từng dạng

Tại bài viết trên, IELTS CITY đã hướng dẫn cho các bạn cách làm bài Writing IELTS Task 1 cho tất cả các dạng bài một cách chi tiết nhất. IELTS CITY tin rằng khả năng viết Task 1 của của các bạn sẽ cải thiện đáng kể sau khi ứng dụng các kiến thức mà IELTS CITY đã chia sẻ phía trên. Chúc các bạn thành công!


Nếu bạn đang tìm cho mình một nơi luyện thi IELTS uy tín tại TP.HCM, vậy thì bạn có thể tham khảo các khóa học IELTS cam kết đầu ra tại IELTS CITY nhé!

ĐĂNG KÝ THI THỬ IELTS
CHUẨN BC & IDP MIỄN PHÍ

Trải nghiệm môi trường học IELTS chuẩn quốc tế,
Cam kết đầu ra IELTS 7.0+!