Các dạng bài Listening IELTS và cách làm chi tiết cho từng dạng

IELTS Listening là phần thi được xem là dễ kiếm điểm nhất trong kỳ thi IELTS. Để có thể đạt điểm cao trong phần thi IELTS Listening, các bạn cần phải nắm chắc và thành thạo các dạng bài IELTS Listening. Còn chần chờ gì nữa, các bạn hãy cùng IELTS CITY tìm hiểu cách làm từng dạng bài cũng như một số lưu ý khi làm bài IELTS Listening nhé!

Các dạng bài IELTS Listening và cách làm chi tiết
Các dạng bài IELTS Listening và cách làm chi tiết từ A – Z

1. Tổng quan về bài thi IELTS Listening

Bài thi IELTS Listening là một trong bốn phần thi của kỳ thi IELTS. Bài thi này có tổng thời lượng khoảng 30 phút, bao gồm 4 section và 40 câu hỏi. Phần thi IELTS Listening có mục đích kiểm tra khả năng hiểu và tóm tắt thông tin từ các bản ghi âm bằng tiếng Anh.

Mỗi section của bài thi IELTS Listening sẽ có một bản ghi âm khác nhau, tùy thuộc vào đề tài của từng section. Các chủ đề thường xuất hiện trong bài thi này là hội thảo, đàm thoại tình huống, thông tin du lịch, đài phát thanh và tin tức.

Trong suốt thời gian 30 phút, thí sinh sẽ được nghe 4 bản ghi âm thông qua tai nghe và trả lời các câu hỏi liên quan đến thông tin trong bản ghi âm đó. Tính chất đa dạng của các bài thi IELTS Listening đòi hỏi thí sinh phải có khả năng nghe hiểu tốt và phản xạ nhanh để trả lời các câu hỏi theo thời gian quy định.

💡 Xem lại: Cấu trúc đề thi IELTS 4 kỹ năng đầy đủ và chi tiết nhất

2. Thang điểm IELTS Listening

Số câu đúngBand scores                             
39-409
37-388.5
35-368
32-347.5
30-317
26-296.5
23-256
18-225.5
16-175
13-154.5
10-124
7-93.5
5-63
3-42.5
Bảng quy đổi số câu đúng sang điểm thi IELTS Listening

3. Các dạng bài trong IELTS Listening

3.1. Dạng Multiple Choice

Đặc điểm: Trong IELTS Listening, dạng bài Multiple Choice thường xuất hiện ở Section 2 & 3. Các câu hỏi có thể có đến 3 hoặc 4 phương án. Nhiệm vụ của thí sinh là nghe là chọn phương án trả lời đúng với câu hỏi.

Cách làm

  • Đọc kỹ câu hỏi, gạch chân từ khóa và ghi nhớ nội dung câu hỏi
  • Đọc và tìm ra điểm khác biệt giữa các phương án
  • Nghe hiểu và đối chiếu thông tin với đáp án tương ứng

Ví dụ: câu 16. Why are BC Travel’s cooking holidays unusual?

-> mục đích của câu hỏi là tìm ra lý do khiến các dịp lễ nấu ăn ở BC Travel đặc biệt/khác biệt

Lưu ý:

  • Các câu hỏi sẽ theo thứ tự so với nội dung bài nghe
  • Đáp án sẽ được ‘paraphrase’ sao cho nghĩa không đổi so với thông tin trong bài
  • Chú ý vào các từ nối như ‘but, I mean, I don’t think, I’m not sure…’ giúp bạn hiểu được ý kiến ủng hộ, giải thích, tương phản hay đưa ra lý do của người nói
  • Tất cả các phương án sẽ được đề cập trong bài nghe, tuy nhiên các phương án sai sẽ mang ý nghĩa tương phản hoặc không trùng khớp với nội dung câu hỏi
  • Để làm tốt dạng bài Multiple Choice, ngoài kỹ năng nghe hiểu, thí sinh cần rèn luyện sự tập trung trong quá trình làm bài dưới áp lực thời gian.

3.2. Dạng Sentence Completion

Đặc điểm: Trong IELTS Listening, dạng bài ‘Sentence Completion’ sẽ tóm tắt một đoạn nội dung so với thông tin trong bài nghe. Nhiệm vụ của thí sinh là điền chính xác từ hoặc cụm từ trong bài nghe để hoàn thành các câu có nghĩa.

Cách làm

  • Đọc yêu cầu số từ tối thiểu cần điền vào chỗ trống
  • Đọc tiêu đề để nắm ý tổng quan của bài nghe
  • Đọc kỹ và gạch chân từ khóa giúp định hình nội dung chính của từng câu
  • Xác định loại từ cần điền vào mỗi chỗ trống (danh từ, tính từ, trạng từ, động từ)
  • Nghe hiểu và điền từ phù hợp vào chỗ trống

Lưu ý:

  • Các câu hỏi sẽ theo thứ tự so với thông tin trong bài
  • Thí sinh cần đảm bảo đọc hiểu nội dung từng câu trước khi nghe, điều này giúp thí sinh dễ dàng tập trung và không bị mất phương hướng trong quá trình làm bài
  • Thí sinh cần nghe hiểu thay vì nghe chọn từ khóa, việc tập trung vào các từ khóa có thể đánh lạc hướng thí sinh từ nội dung chính của câu hỏi
  • Ngoài kỹ năng nghe hiểu, thí sinh cần rèn luyện sự tập trung trong quá trình làm bài dưới áp lực thời gian.

3.3. Dạng Form Completion

Đặc điểm: Trong IELTS Listening, dạng bài ‘Form Completion’ xuất hiện phổ biến nhất ở Section 1 và Section 4. Đối với Section 1, thí sinh sẽ nghe 1 đoạn hội thoại giữa 2 người, chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như đặt phòng du lịch, đăng ký một khóa học… Đối với Section 4, thí sinh sẽ nghe 1 bản tóm tắt về một tác phẩm hoặc một bài nghiên cứu.

Cách làm:

  • Đọc đề bài và xác định bao nhiêu từ hoặc số cần điền vào mỗi chỗ trống
  • Đọc kỹ và nắm ý chính của các câu hỏi
  • Xác định từ loại cần điền vào chỗ trống (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ)
  • Nghe hiểu và điền đáp án vào mỗi chỗ trống

Lưu ý:

  • Đáp án sẽ theo thứ tự so với thông tin trong bài nghe
  • Thí sinh cần đảm bảo hiểu câu hỏi trước khi nghe, điều này giúp thí sinh tập trung vào phương án liên quan đến câu hỏi, tránh các phương án gây nhiễu
  • Thí sinh cần xác định dạng từ chính xác cho mỗi chỗ trống
  • Cần tập trung nghe hiểu thay vì từ khóa vì có thể chọn sai thông tin gây nhiễu
  • Ngoài kỹ năng nghe hiểu, thí sinh cần rèn luyện sự tập trung trong quá trình làm bài dưới áp lực thời gian.

3.4. Dạng Table Completion

Đặc điểm: Trong IELTS Listening, dạng bài ‘Table Completion’ sẽ cung cấp một bảng tóm tắt nội dung của bài nghe với các đề mục khác nhau (ví dụ trong hình Day, Time, Event, Venue, Ticket price). Nhiệm vụ của thí sinh là nghe hiểu để hoàn thành nội dung chi tiết của mỗi đề mục.

Cách làm:

  • Đọc đề và nắm số từ tối thiểu cần điền vào mỗi chỗ trống
  • Ghi nhớ đề mục và trình tự các câu hỏi (từ trên xuống dưới, từ trái sang phải)
  • Xác định loại từ loại cần điền vào mỗi chỗ trống (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ)
  • Nghe hiểu và điền đáp án đúng vào chỗ trống

Lưu ý:

  • Đáp án sẽ đi theo thứ tự so với các câu hỏi trong bảng
  • Thí sinh cần nắm vững các đề mục trước khi nghe, điều này giúp thí sinh nắm được quy trình tổng quan.
  • Ngoài kỹ năng nghe hiểu, thí sinh cần rèn luyện sự tập trung trong quá trình làm bài dưới áp lực thời gian.

3.5. Dạng Matching

Đặc điểm: Trong IELTS Listening, dạng bài ‘Matching information’ sẽ đưa ra một chủ đề bao gồm các đối tượng khác nhau (ví dụ chủ đề Facilities trong hình, đối tượng là các địa điểm). Nhiệm vụ của thí sinh là nghe hiểu và nối các thông tin chi tiết phù hợp với mỗi đối tượng.

Cách làm:

  • Đọc tiêu đề các đối tượng và thông tin để nắm ý tổng quan (ví dụ Facilities & Plans)
  • Đọc kỹ và gạch chân từ khóa để nắm rõ nội dung chính của các phương án
  • Xác định sự khác nhau giữa các phương án
  • Nghe hiểu và nối thông tin phù hợp với từng đối tượng

Lưu ý:

  • Các đối tượng sẽ được trình bày theo thứ tự trong bài nghe
  • Thông tin trong bài nghe được ‘paraphrase’ sao cho nghĩa không đổi
  • Thí sinh cần tập trung nghe hiểu nội dung cả đoạn thay vì chọn từ khóa để tránh đáp án gây nhiễu 
  • Ngoài kỹ năng nghe hiểu, thí sinh cần rèn luyện sự tập trung trong quá trình làm bài dưới áp lực thời gian.

3.6. Dạng Short answer question

Đặc điểm: Trong IELTS Listening, dạng bài ‘Short Answer Question’ đưa ra các câu hỏi về nội dung trong bài đọc. Nhiệm vụ của thí sinh là nghe hiểu và chọn đáp án chính xác với mỗi câu hỏi.

Cách làm:

  • Đọc yêu cầu đề bài, nắm số từ tối thiểu cần điền vào mỗi chỗ trống
  • Đọc kỹ và gạch chân các từ khóa để nắm nội dung chính của câu hỏi
  • Dự đoán đáp án cho mỗi câu hỏi (danh từ, nơi chốn, số…)
  • Nghe hiểu và điền đáp án phù hợp vào chỗ trống

Lưu ý:

  • Các câu hỏi sẽ theo thứ tự so với thông tin trong bài đọc
  • Thí sinh cần đảm bảo nắm được nội dung câu hỏi trước khi vào bài nghe, điều này giúp thí sinh tập trung để chọn đáp án đúng và loại bỏ đáp án gây nhiễu trong quá trình làm bài.
  • Ngoài kỹ năng nghe hiểu, thí sinh cần rèn luyện sự tập trung trong quá trình làm bài dưới áp lực thời gian.

3.7. Dạng Labeling Plan, Map, Diagrams

Đặc điểm: Trong IELTS Listening, dạng bài ‘Labeling Plan, Map, Diagram’ đưa ra một quy trình bao gồm các bước, hoặc một bản đồ. Nhiệm vụ của thí sinh là nghe hiểu để hoàn thành quy trình và định vị chính xác các địa điểm trong bản đồ.

Cách làm:

  • Xác định phương hướng và điểm bắt đầu trong bản đồ
  • Ghi nhớ vị trí địa điểm đã cho trước trong bản đồ
  • Hình dung các từ vựng chỉ phương hướng có thể được nghe (ví dụ turn left at the first roundabout, across the river…)
  • Dùng bút chì hoặc chuột di chuyển theo phương hướng được dẫn dắt trong bài nghe
  • Chọn đáp án đúng so với từng địa điểm

Lưu ý:

  • Thí sinh cần nắm vững các cụm từ chỉ phương hướng để hiểu rõ cách miêu tả phương hướng trong bài nghe
  • Thí sinh cần ghi nhớ điểm bắt đầu và di chuyển bút theo các tuyến đường được đề cập trong bài nghe để tránh mất tập trung và lạc hướng.
  • Ngoài kỹ năng nghe hiểu, thí sinh cần rèn luyện sự tập trung trong quá trình làm bài dưới áp lực thời gian.

3.8. Dạng Pick from a list

Đặc điểm: Trong IELTS Listening, dạng bài ‘Pick from a list’ sẽ đưa ra các câu hỏi, mỗi câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn (trung bình 5 phương án). Nhiệm vụ của thí sinh là nghe hiểu và chọn 2 phương án đúng trùng khớp với nội dung bài nghe.

Cách làm:

  • Đọc kỹ câu hỏi để nắm chắc nội dung cần trả lời
  • Đọc kỹ và ghi nhớ sự khác nhau giữa các phương án
  • Nghe hiểu và đối chiếu thông tin với phương án phù hợp

Lưu ý:

  • Tất cả các phương án sẽ được đề cập trong bài nghe, do đó thí sinh cần có sự tập trung cao độ để nghe hiểu toàn bộ nội dung thay vì dựa vào từ khóa.
  • Các phương án sai sẽ trái ngược với nội dung bài nghe, điều này có thể được nhận biết qua các từ nối tương phản như ‘but, however, I don’t think…’
  • Ngoài kỹ năng nghe hiểu, thí sinh cần rèn luyện sự tập trung trong quá trình làm bài dưới áp lực thời gian.

Cập nhật đề thi IELTS Listening:

4. Các lỗi thường gặp khi làm bài Listening

Các lỗi thường gặp khi làm bài thi IELTS Listening có thể gây ảnh hưởng đến điểm số của thí sinh. Để tránh các sai lầm này, thí sinh cần áp dụng một số kỹ năng sau:

4.1. Không sử dụng kỹ năng dự đoán (prediction skills)

Kỹ năng dự đoán giúp thí sinh chuẩn bị tâm lý và tạo khả năng dự đoán về nội dung bài nghe trước khi bài nghe bắt đầu. Để sử dụng kỹ năng dự đoán, thí sinh có thể đọc tiêu đề, nhìn các hình ảnh hoặc xác định từ khóa chủ đề để giúp dự đoán các thông tin sắp được trình bày trong bài nghe. Đặc biệt việc dự đoán trước các dạng từ (word form) hoặc loại thông tin (tên riêng, con số, địa điểm, thời gian…) sẽ giúp ích rất nhiều cho các dạng bài completion (điền vào chỗ trống).

Ví dụ:

  1. Tên riêng (có thể sẽ được đánh vần từng chữ cái)
  2. Số hoặc tên (đường)
  3. Dãy số
  4. Ngày (dạng số thứ tự)

4.2. Không tận dụng thời gian được cho để đọc câu hỏi trước khi nghe

Thời gian đọc câu hỏi trước khi nghe cho phép thí sinh hiểu rõ nội dung và yêu cầu của câu hỏi trước khi tập trung nghe bài nghe. Trong khi đọc, thí sinh cần tập trung vào từ khoá quan trọng, thì, hoặc yêu cầu của câu hỏi để hiểu rõ câu hỏi. 

Ví dụ:

Thí sinh phải dành thời gian đọc và để ý từ khóa NOT để hiểu ý của câu hỏi

4.3. Bị đánh lừa bởi đáp án gây nhiều (distractors)

Các distractors có thể gây khó khăn cho thí sinh trong việc chọn và đánh dấu đáp án đúng. Để tránh nhầm lẫn, thí sinh cần đọc câu hỏi một cách cẩn thận và so sánh lựa chọn trả lời với các thông tin trong bài nghe.

📝Bật mí: Phương pháp Listening for Gist – Kỹ thuật tăng band điểm IELTS Listening rõ rệt trong thời gian ngắn

4.4. Không nghe theo hướng dẫn

Việc đọc và hiểu hướng dẫn giúp thí sinh đảm bảo câu trả lời của họ phù hợp và chính xác, đặc biệt là trong việc di chuyển giữa các câu trả lời và đáp án.

Ví dụ:

4.5. Lỗi chính tả (Incorrect spelling)

Để viết đúng chính tả, thí sinh cần luyện tập viết các từ tiếng Anh thường dùng, tìm hiểu các quy tắc chính tả tiếng Anh và đọc đầy đủ các từ trong câu trả lời để đảm bảo viết đúng chính tả.

Dưới đây là những ví dụ về các từ thường viết sai trong kỳ thi IELTS, cùng với các từ đúng tương ứng:

Sai: Appriciate

✔️ Đúng: Appreciate

Sai: Comitment

✔️ Đúng: Commitment

Sai: Consept

✔️ Đúng: Concept

Sai: Developement

✔️ Đúng: Development

Sai: Intersting

✔️ Đúng: Interesting

Sai: Mispelling

✔️ Đúng: Misspelling

Sai: Prepair

✔️ Đúng: Prepare

Sai: Recieve

✔️ Đúng: Receive

Hãy luôn kiểm tra chính tả khi làm bài thi IELTS một cách cẩn thận.

4.6. Lỗi ngữ pháp (Grammar mistakes)

Thí sinh cần hiểu sâu các ngữ pháp cơ bản và sử dụng chúng một cách đúng đắn trong câu trả lời. Luyện tập viết và nói tiếng Anh đúng ngữ pháp là một cách hiệu quả để tránh lỗi ngữ pháp khi làm bài nghe. Ở các dạng bài completion (hoàn thành câu, bảng biểu…), việc xác định đúng các dạng từ, loại từ phù hợp sẽ giúp phần trả lời của bạn chắc chắn hơn về mặt ngữ pháp.

Ví dụ:

6. danh từ số ít (số nhiều, có -s, -es sẽ không hợp lý)

7. danh từ, hoặc một danh từ được bổ ngữ bởi một tính từ ở trước

8. tính từ (danh từ sẽ không phù hợp ở đây vì đã có danh từ process đứng phía sau)

4.7. Chuyển câu trả lời vào Answer sheet trong khi đang làm bài

Để tránh nhầm lẫn, thí sinh cần ghi đầy đủ thông tin, kiểm tra kỹ câu trả lời và đánh dấu chúng trên answer sheet một lần nữa trước khi hoàn thành bài thi để đảm bảo chính xác. Việc kiểm tra đều đặn trong quá trình làm bài giúp thí sinh tránh bị nhầm lẫn và giảm thiểu lỗi. Khi luyện tập bài thi IELTS tại nhà hoặc trên lớp học, bạn cũng có thể in sẵn các mẫu answer sheet chuẩn của IDP hoặc BC để làm quen trước.

Hy vọng với những chia sẻ các bạn có thể nắm chắc được cách làm các dạng bài trong IELTS Listening và một số lưu ý để đạt điểm cao hơn trong phần thi nghe IELTS. IELTS CITY chúc cạc bạn luyện IELTS thật tốt nhé!


Nếu bạn đang tìm một nơi luyện thi IELTS uy tín tại TP.HCM, các bạn có thể tham khảo các khóa học IELTS cam kết đầu ra tại IELTS CITY nhé!

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ IELTS
2 TUẦN MIỄN PHÍ

Trải nghiệm môi trường luyện thi IELTS chuẩn quốc tế,
Cam kết đầu ra IELTS 7.0+!