Bài mẫu đề thi IELTS Writing Task 2 ngày 04.07.2025

Đề thi IELTS Writing Task 2 ngày 04.07.2025 là đề dạng Discuss both views bàn luận về chủ đề nên sử dụng hệ thống pháp luật toàn cầu hay riêng từng quốc gia tốt hơn. Để xử lý tốt đề bài này, IELTS CITY mời các bạn cùng phân tích đề thi, lên dàn ý và tham khảo bài mẫu 7.5+ chi tiết sau đây!

Đề thi IELTS Writing Task 2 ngày 04.07.2025
Đề thi IELTS Writing Task 2 ngày 04.07.2025

Đề thi IELTS Writing Task 2 ngày 04.07.2025

Some people think it is better for one single legal system throughout the world. Others say countries should have their own law. Discuss both views and give your opinion.

Phân tích đề thi:

  • Chủ đề: Hệ thống pháp luật toàn cầu vs pháp luật riêng từng quốc gia.
  • Nhiệm vụ: Trình bày 2 quan điểm trái ngược, sau đó đưa ra quan điểm cá nhân.
  • Chiến lược: Mỗi đoạn body giải thích và đưa ví dụ cho từng quan điểm → kết luận rõ ràng.

Dàn bài

Introduction

  • Ý chính: Xã hội hiện đại ngày càng liên kết, dẫn đến tranh luận về việc có nên có một hệ thống pháp luật chung cho toàn thế giới hay không.
  • Ý phụ: Bài viết sẽ phân tích cả hai quan điểm và nêu ra lập trường cá nhân – thiên về việc mỗi quốc gia nên có luật pháp riêng.

Body Paragraph 1: Quan điểm ủng hộ một hệ thống luật toàn cầu

  • Ý chính: Một hệ thống luật thống nhất giúp đảm bảo công bằng, dễ dàng áp dụng trong bối cảnh toàn cầu hóa.
    • Ý phụ 1: Có thể giảm sự bất bình đẳng pháp lý giữa các quốc gia – ví dụ về quyền con người.
    • Ý phụ 2: Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác quốc tế, thương mại, và di chuyển xuyên biên giới.

Body Paragraph 2: Quan điểm ủng hộ hệ thống pháp luật riêng biệt của từng quốc gia (quan điểm cá nhân)

  • Ý chính: Mỗi quốc gia có văn hóa, truyền thống và bối cảnh chính trị khác nhau – một hệ thống chung sẽ không thực tế.
    • Ý phụ 1: Luật pháp phải phản ánh giá trị văn hóa – ví dụ: luật về hôn nhân, hình sự, quyền sở hữu tài sản.
    • Ý phụ 2: Áp đặt luật toàn cầu có thể gây ra phản ứng chính trị, làm mất đi tính chủ quyền quốc gia.

Conclusion

  • Ý chính: Dù hệ thống pháp luật toàn cầu có một số lợi ích, tôi tin rằng luật riêng là cần thiết để bảo đảm sự phù hợp và hiệu quả pháp lý ở từng quốc gia.

Kiến thức cần nắm:

Bài mẫu

As globalisation intensifies, there has been ongoing debate about whether the world should adopt a single, unified legal system or allow each country to maintain its own laws. While a standardised global legal framework may offer certain advantages, I firmly believe that individual countries should retain their own legal systems to reflect their unique cultural, historical, and political contexts.

On the one hand, a universal legal system could promote fairness and consistency on a global scale. Advocates argue that a single set of laws would help eliminate legal disparities between nations, particularly in areas such as human rights, environmental protection, or international trade. For instance, countries with weak or outdated legal codes often fail to protect vulnerable populations or regulate pollution effectively. A globally applied legal system would also reduce confusion and complexity in cross-border matters, simplifying processes for international businesses and travelers alike.

On the other hand, having a shared legal system may overlook the vast diversity in national values and traditions. Every nation has developed its own legal framework over time, shaped by religion, history, social norms, and economic priorities. For example, what is considered acceptable in one country may be taboo in another, particularly in areas like family law or criminal justice. Imposing a one-size-fits-all model could lead to friction, resentment, and even political instability. From my perspective, legal systems function best when they are context-sensitive and tailored to the people they serve.

In conclusion, while the idea of a single global legal system might seem efficient and fair in theory, it would be difficult to implement in practice. Therefore, I strongly support the view that each country should continue to have its own legal structure that aligns with its cultural and societal needs.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

Ưu đãi học phí lên đến 45%

& Tặng 100% lệ phí thi IELTS

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

Ưu đãi học phí lên đến 40%

________

Từ vựng

  • Unified legal system (n): Hệ thống pháp luật thống nhất
  • Legal disparities (n): Sự chênh lệch pháp lý
  • Context-sensitive (adj): Phù hợp với bối cảnh
  • Cultural and societal needs (n): Nhu cầu văn hóa và xã hội
  • Taboo (n/adj): Điều cấm kỵ
  • One-size-fits-all model (n): Mô hình chung áp dụng cho tất cả
  • Impose (v): Áp đặt
  • Resentment (n): Sự oán giận

Bài dịch

Khi toàn cầu hóa ngày càng phát triển, đã có nhiều tranh luận về việc thế giới có nên áp dụng một hệ thống pháp luật thống nhất hay để mỗi quốc gia duy trì luật riêng. Dù một khung pháp lý toàn cầu có thể mang lại một số lợi ích nhất định, tôi tin rằng các quốc gia nên giữ hệ thống pháp luật riêng của mình để phản ánh đặc điểm văn hóa, lịch sử và chính trị đặc thù.

Một mặt, hệ thống pháp luật toàn cầu có thể thúc đẩy sự công bằng và nhất quán trên phạm vi quốc tế. Những người ủng hộ cho rằng một bộ luật chung sẽ giúp loại bỏ sự chênh lệch pháp lý giữa các quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực như nhân quyền, bảo vệ môi trường, hay thương mại quốc tế. Ví dụ, các quốc gia có luật pháp yếu hoặc lỗi thời thường không thể bảo vệ những người dễ bị tổn thương hoặc kiểm soát ô nhiễm một cách hiệu quả. Việc áp dụng luật toàn cầu cũng sẽ giảm sự phức tạp trong các vấn đề xuyên quốc gia, giúp các doanh nghiệp và du khách quốc tế thuận tiện hơn.

Mặt khác, áp dụng chung một hệ thống pháp luật có thể bỏ qua sự đa dạng trong giá trị và truyền thống của mỗi quốc gia. Mỗi nước đã phát triển hệ thống luật riêng của mình dựa trên tôn giáo, lịch sử, chuẩn mực xã hội và ưu tiên kinh tế. Chẳng hạn, điều được xem là bình thường ở một quốc gia có thể bị coi là cấm kỵ ở nước khác, đặc biệt trong lĩnh vực luật gia đình hay hình sự. Việc áp đặt một mô hình chung có thể gây ra sự phản kháng, tạo ra bất ổn chính trị. Theo tôi, luật pháp sẽ hiệu quả nhất khi được xây dựng phù hợp với bối cảnh riêng và nhu cầu thực tế của người dân.

Tóm lại, mặc dù hệ thống luật toàn cầu có thể mang lại sự hiệu quả và công bằng trong lý thuyết, nhưng việc áp dụng trên thực tế là rất khó khăn. Do đó, tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm rằng mỗi quốc gia nên duy trì hệ thống pháp luật riêng phù hợp với bản sắc văn hóa và nhu cầu xã hội của mình.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài mẫu đề thi IELTS Writing Task 2 ngày 04.07.2025 dạng Discuss both views band 7.5+ của IELTS CITY. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp các bạn nắm chắc cách phân tích đề bài và lên ý tưởng trả lời điểm cao cho chủ đề này. Chúc các bạn luyện thi IELTS Writing hiệu quả và sớm đạt Target nhé.

Cập nhật đề thi thật mới nhất tại:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký
nhận tư vấn miễn phí

Trải nghiệm môi trường luyện thi IELTS chuẩn quốc tế,
Cam kết đầu ra IELTS 7.0+!